Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Quán cafe - Quan cafe: 10 công ty có dịch vụ khách hàng tuyệt vời nhất

Quán cafe - Quan cafe: 10 công ty có dịch vụ khách hàng tuyệt vời nhất
Với những câu chuyện dưới đây, bạn sẽ thấy rằng ít nhất vẫn có 10 công ty sẽ luôn mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
 
1. Nhà hàng thịt nướng Morton's
 
Tháng 8 năm ngoái, nhà tư vấn kinh doanh Peter Shankman đang chuẩn bị lên chuyến bay về nhà sau một ngày đi công tác dài. Tuy vậy thời gian bay chính là giờ ăn tối, và Shankman biết rằng khi máy bay hạ cánh ông sẽ rất đói. Ông tweet cho cửa hàng Mortons: "Bạn có thể giao món bít tết loại 1 đến sân bay Newark khi tôi hạ cánh trong 2 giờ nữa không? Cám ơn nhiều". Và Shankman đã ngạc nhiên đến thế nào khi xuống máy bay và thấy một người đàn ông mặc vest đang mang một chiếc túi chưa món bít tết mà ông đã đặt, cùng với tôm, khoai tây, bánh mì, khăn ăn và dĩa.
Shankman đoán rằng nhân viên của Morton's đã đọc được tweet của ông và đơn đặt hàng của ông đã được chấp nhận, đầu bếp nấu món ăn và người giao hàng đã lái xe 38 km từ cửa hàng Morton's gần nhất đến sân bay. Họ cũng đã phải tìm kiếm thông tin chuyến bay để biết điểm hạ cánh của ông. Tất cả quá trình ấy diễn ra trong 2,5 giờ đồng hồ ông ngồi trên máy bay. Rất ấn tượng!
 
2. Sainsbury's
 
Sainsbury's, một cửa hàng tạp hóa ở Anh, đã nhận được một bức thư từ bé gái 3 tuổi mang tên Lily. "Tại sao bánh mì hổ lại có tên là bánh mỳ hổ?", bé hỏi về một trong những món bánh của Sainsbury's, "Nó nên được gọi là bánh mì hươu cao cổ". Khi đó, đúng là những hoa văn trang trí trên món bánh mì hổ hiện tại gần với hươu cao cổ hơn là hổ. Và trước sự bất ngờ của mọi người, Chris King, quản lý dịch vụ khách hàng của Sainsbury's, đã trả lời Lily rằng "Tôi nghĩ rằng việc đổi tên bánh mì hổ thành bánh mì hươu cao cổ là một ý kiến rất tuyệt vời - nó trông giống với những đốm hoa văn trên lưng hươu cao cổ hơn là những vệt vằn trên lưng hổ phải không? Nó mang tên bánh mì hổ chỉ vì người làm bánh đã làm ra nó nghĩ rằng những hoa văn ấy giống vằn trên lưng hổ. Có lẽ người ấy đã nhầm" và kèm theo một thẻ quà tặng cho Lily. Đầu năm nay, loại bánh mì ấy đã được đổi tên như đề nghị của Lily.
 
3. Zappos
 
Nhắc đến Zappos có lẽ ai cũng biết dịch vụ khách hàng là điểm nổi bật nhất của công ty bán lẻ giày này. Và câu chuyện về dịch vụ khách hàng của Zappos thì cũng rất nhiều, nhưng đây là câu chuyện đáng nhớ nhất.
Mẹ của một khách hàng gần đây đã phải điều trị y tế, chân của bà trở nên mất cảm giác và nhạy cảm với áp lực. Hầu hết các đôi giày của bà đều không thể dùng được nữa. Khách hàng này đã đặt 6 đôi giày từ Zappos cho mẹ mình, với hi vọng ít nhất sẽ có một đôi phù hợp với bà. Sau khi nhận được giày, mẹ của khách hàng đã gọi đến Zappos và xin hướng dẫn về việc gửi trả những chiếc giày không dùng được, và giải thích lý do bà trả lại. Hai ngày sau, bà nhận được một giỏ hoa lớn từ Zappos cùng lời chúc bà sẽ sớm khỏe mạnh trở lại. Và cả gia đình bà đều được nâng cấp lên hạng thành viên VIP của Zappos ngay sau đó, tức là họ sẽ được giao hàng miễn phí với tất cả các đơn đặt hàng.
 
4. Trader Joe's
 
Vài năm trước, một người đàn ông 89 tuổi đã gặp tình trạng tuyết rơi ngập đường và không thể ra ngoài. Trong nhà lúc đó không có nhiều thức ăn. Con gái của ông đã gọi điện đến các siêu thị trong khu vực xem họ có dịch vụ giao thực phẩm đến nhà không, nhưng chỉ có Trader Joe's là có. Thực tế thì họ không hề cung cấp dịch vụ này, nhưng họ biết về tình hình của người đàn ông này và sẵn sàng giúp đỡ. Họ còn đề xuất thêm một số thực phẩm tốt cho chế độ ăn ít natri của ông. Bạn nghĩ họ đang tranh thủ bán hàng? Không, Trader Joe's miễn phí tất cả cho người đàn ông này, kể cả thực phẩm lẫn dịch vụ giao hàng.
 
5. Southwest Airlines
 
Một người đàn ông đang trên đường từ Los Angeles đến nhà con gái ông để Denver để gặp mặt cháu trai 3 tuổi của mình lần cuối. Cậu bé đã bị đánh đến hôm mê bởi bạn trai của mẹ cậu. Vợ của người đàn ông này, tức là bà của cậu bé, đã gọi điện đến hãng hàng không Southwest để đặt vé cho chuyến bay gần nhất và giải thích tình hình khẩn cấp của mình. Nhưng thật không may, người đàn ông này lại gặp tắc đường ở Los Angeles và không thể đến kịp lúc. Ông đến sân bay trễ 12 phút, và ngạc nhiên khi thấy phi công đang đứng chờ mình. Ông cám ơn rối rít, và người phi công nói: "Họ không thể khởi hành mà không có tôi. Và tôi thì sẽ không khởi hành mà không có ông. Nào, hãy thư giãn. Tôi sẽ đưa ông đến đó. Và tôi rất tiếc với tình trạng của cháu ông".
 
6. Amazon
 
Nếu bạn đặt hàng một chiếc PlayStation trực tuyến và rồi nó bị ăn trộm mất trước cửa nhà, thì đó là vấn đề của bạn, phải không? Hoặc đó là lỗi của dịch vụ vận chuyển? Dù thế nào thì đó chắc chắn không phải lỗi của công ty đã hoàn tất đơn đặt hàng và giao hàng bằng một phương thức vận chuyện an toàn. Một tình hình tương tự đã xảy ra với khách hàng của Amazon vài năm trước, và anh ta đã gọi đến Amazon để cầu xin, để xem liệu họ có thể làm gì không bởi con trai anh đang rất mong đợi chiếc PlayStation này từ ông già Noel. Amazon không chỉ gửi đến một chiếc PlayStation khác mà còn không tính thêm bất cứ khoản phí nào. Thậm chí chiếc PlayStation này còn đến kịp lễ Noel.
 
7. Ritz-Carlton
 
Một gia đình có con trai bị dị ứng thức ăn đã đến nghỉ ở Ritz-Carlton, Bali. Họ luôn cẩn thận mang theo đồ ăn riêng cho con trai, bao gồm trứng và sữa đặc biệt. Tuy nhiên lần này thức ăn của họ đã bị hỏng trên đường du lịch. Người quản lý của Ritz-Carlton không thể tìm được món trứng và sữa đặc biệt như vậy trong thị trấn, nhưng đầu bếp trưởng của khách sạn cho biết có một cửa hàng ở Singapore bán chúng. Ông đã gọi cho mẹ vợ của mình đang ở Singapore và nhờ bà mua các món ăn này rồi bay đến Bali (2,5 giờ bay) để giao chúng. Dịch vụ khách hàng tuyệt vời chỉ có ở Ritz-Carlton.
 
8. Nordstrom
 
Năm ngoái, một thành viên trong đội bảo vệ của Nordstrom nhận thấy một phụ nữ đang bò hẳn xuống sàn nhà tìm đồ. Khi được biết cô này đã làm rơi viên kim cương trên nhẫn cưới khi thử đồ, anh cũng bò hẳn xuống sàn để tìm cùng có. Anh cũng kêu gọi một nhóm người tìm kiếm khắp sàn nhà. Thậm chí họ còn lục cả những thùng rác và máy hút bụi trong tiệm, và rồi cũng tìm thấy viên kim cương của cô này trong máy hút bụi.
 
9. Apple
 
Một người đàn ông đã đặt mua iPad 2 trực tuyến, nhưng ngay sau đó đã gửi lại cho Apple với lý do viết trong thư đính kèm là "Vợ bảo không". Và có lẽ câu chuyện này đã gây hứng thú cho nhân viên quản lý việc gửi trả hàng, và họ đã báo cáo lên các Phó Chủ tịch của Apple. Họ đã hoàn lại tiền cho khách hàng này nhưng vẫn gửi lại iPad cho anh ta với lời nhắn: "Apple bảo có".
 
10. Lexus
 
Hầu hết chúng ta có lẽ đều gặp phải tình trạng thiết bị hỏng hóc sau khi mua. Thông thường đó chỉ là những vấn đề nhỏ và chúng ta sẽ được bảo hành miễn phí, nhưng đó cũng là một bất tiện. Lexus hiểu điều đó. Họ thường gửi nhân viên kỹ thuật đến tận nhà khách hàng để sửa chữa. Nhưng với trường hợp của mẫu xe hơi Lexus ES 350 bị trục trặc năm 2006, Lexus đã quyết định yêu cầu khách hàng đến tận cửa hàng của hãng. Và thay vì ngồi đợi xe được sửa chữa, khách hàng được trao ngay cho một chiếc xe Lexus hoàn toàn mới.
Bạn nghĩ sao về những dịch vụ khách hàng xuất sắc này? Bạn đã từng trải nghiệm dịch vụ khách hàng đáng nhớ nào? Hãy chia sẻ với Vcamp nhé.
 
 
Nguồn: Mental Floss

Quán cafe - Quan ca phe: Cuộc chiến các trang so sánh giá tại Đông Nam Á.

Quán cafe - Quan ca phe: Cuộc chiến các trang so sánh giá tại Đông Nam Á.
Cuộc chiến giữa các trang so sánh giá tại khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu tăng nhiệt. Có thể, cuộc chiến vẫn chưa thực sự bắt đầu. Tuy nhiên thị trường này đang ngày càng đông đúc hơn.
 
Bạn có thể đang thắc mắc: “Các trang so sánh giá là như thế nào?”. Nó chỉ đơn giản là 1 trang so sánh giá sản phẩm giữa các trang TMĐT khác nhau. Các mức giá được liệt kê ra giữa các trang TMĐT sẽ được thu thập theo cách lấy dữ liệu từ các trang hay sử dụng các phần mềm XML feed hoặc API. Kết quả cuối cùng sẽ là người dùng có thể thấy được trang nào đem lại mức giá tốt nhất cho một sản phẩm cụ thể.
 
Mặc dù đa số các trang so sánh giá trực tuyến chỉ hoạt động tại khu vực địa phương, nhưng một số các doanh nghiệp lớn như PricePrice của Kakaku Nhật Bản hay PricePanda của Rocket Internet đã bao quát được hầu hết các quốc gia chính bao gồm Indonesia, Philippines, và Thái Lan. Các đối thủ địa phương khác bao gồm Priceza (Thái Lan), Telunjuk, and PriceArea (Indonesia).
 
Các trang so sánh giá trực tuyến nghĩ như thế nào?
 
Với Kakaku và Rocket Internet đang dần mở rộng khu vực, Redya Febriyanto, nhà sáng lập Telunjuk, một startup so sánh giá có trụ sở đặt tại Indonesia, cho biết ông thấy rất vui. Ông tin rằng càng nhiều người tham gia cuộc chơi, đó là dấu hiệu tốt cho thấy Telunjuk đang đi đúng hướng.
Telunjuk hiện có mức độ tăng trưởng tới 20, 30%. Đã có nhiều lời đồn về việc Telunjuk đang trong giai đoạn tiếp nhận gây vốn tiếp theo; Febriyanto khẳng định là các cuộc đàm phán đang diễn ra nhưng không đưa thêm bất thông tun cụ thể nào khác.
 
Febriyanto không coi Telunjuk là một trang so sánh giá, ông chia sẻ:
Chúng tôi coi Telunjuk như một tập hợp các công cụ mua sắm. Chúng tôi ở đây để giúp mọi người tìm kiếm mặt hàng cần mua mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào giá. Do đó, mục tiêu của Telunjuk là: “Sahabat kita saat belanja” dịch ra là “Người bạn tốt nhất khi mua sắm".
PriceArea, đối thủ cạnh tranh tại sân nhà của Telunjuk, không chỉ xem các trang so sánh gia như Kakaku hay Rocket Internet là các đối thủ cạnh tranh. Thay vì thế, Andry Suhaili, nhà sáng lập của PriceArea, đã bày tỏ quan ngại về các trang như Blibli và Tokopedia, cả 2 đều là các doanh nghiệp TMĐT tại khu vực Indonesia. Ông giải thích rằng cả 2 trang đều có liên hệ với các gian hàng và có các tính năng so sánh giá và do đó, họ có thể “chuyển sang mô hình PriceArea bất kỳ khi nào họ muốn”.
 
Hiện nay, PriceArea có tới 60.000 lượt truy cập với 50.000 khách hàng đăng ký. Suhaili nói rằng. “Cuối cùng, bên nào có người dùng nhiều nhất sẽ chiến thắng cuộc chơi này”.
Chuyển sang khu vực Bắc Thái Lan, nhà sáng lập Thanwat Malabuppha của Priceza cũng có chung suy nghĩ với Telunjuk. Ông coi việc Kakaku và Rocket Internet bước vào khu vực là dấu hiệu cho thấy thị trường TMĐT Thái Lan đã sẵn sàng. Thêm vào đó, Malabuppha tin rằng sự có mặt của PricePrice của Kakaku và PricePanda của Rocket Internet sẽ giúp điều hướng dòng chảy TMĐT. Ông cũng nói thêm:
Đối với việc cạnh tranh, chúng tôi sẽ vẫn tập trung vào 2 yếu tố: Đem lại thông tin mua sắm đầy đủ nhất tới người dùng cuối và thúc đẩy doanh số gian hàng.
Priceza hiện có tới 80.000 lượt truy cập hàng ngày, tăng gấp đôi so với vài tháng trước đó.
 
PricePanda của Rocket Internet lên tiếng
 
Nhà đồng sáng lập PricePanda, ông Christian Schiller, cho biết Indonesia đang có sự tăng trưởng khá ổn định. Bên cạnh Indonesia, PricePanda còn có hoạt động ở các nước Singapore, Malaysia, và Philippines. Singapore và Malaysia là các điểm dừng chân đầu tiên của PricePanda do Schiller tin rằng các hoạt động TMĐT diễn ra khá nhiều ở khu vực này. Cho tới hiện nay, vẫn chưa có dấu hiệu PricePanda xuất hiện ở Thái Lan, những đó chỉ là vấn đề thời gian. Về mặt cạnh tranh, Schiller nhận xét:
Mọi dịch vụ so sánh giá cả đều có quy trình thành lập riêng và do đó, các lợi thế khác biệt với nhau. Do vậy, chúng tôi luôn theo dõi kỹ lưỡng sự phát triển của các đối thủ và tự tin rằng PricePanda đang ở một vị trí thuận lợi với đội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao và các chiến lược tiếp thị trực tuyến tới người dùng và các cửa hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
PricePanda từ chối cung cấp thông tin về số lượng người dùng.
 
Liệu dịch vụ eTao của Alibaba có xâm nhập thị trường Đông Nam Á?
 
Với những người chưa biết, eTao là trang tìm kiếm giá thuộc tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Công ty này có tới hơn 500 triệu khách hàng đăng ký giữa năm 2012 trên trang mua sắm trực tuyến và Alibaba cho biết, eTao là trang tìm kiếm sản phẩm công bằng, có độ bao quát rộng khắp các trung tâm mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc. Bên cạnh tìm kiếm giá cả, eTao cũng cung cấp các phiên giảm giá, phiếu giảm giá cá nhân, hệ thống tìm kiếm mua theo nhóm,... Là trang so sánh giá lớn nhất Trung Quốc, eTao hiện có tới hơn 1 tỷ sản phẩm và hơn 5.000 trang B2C và mua theo nhóm.
Khi được hỏi về việc liệu eTao có tiến vào khu vực Đông Nam Á không, đại diện của eTao đã nói:
Trong thời điểm này, chúng tôi chưa có ý định ra mắt sản phẩm ngôn ngữ tiếng Anh hay Bahasa Indonesia cho eTao nhưng chúng tôi cũng không loại trừ khả năng trong tương lai, người dùng sẽ có nhu cầu này. Hiện tại, đa số người dùng của chúng tôi sống tại đại lục Trung Hoa và sự tập trung chủ yếu của chúng tôi thời điểm đó sẽ là đáp ứng yêu cầu của họ.
Mặc dù eTao chỉ có phiên bản tiếng Trung, nó cũng có bao gồm cả các trang TMĐT tại Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc, cũng như mở rộng mô hình với mọi trang TMĐT tại khắp nơi.
 
Sự tiếp nối xu hướng
 
Vài năm trước, chúng ta đã chứng kiến các trang mua sắm trực tuyến lan toả khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á. Khi xu hướng này giảm đi đôi chút và các doanh nghiệp cũng dần chọn lọc, để lại các doanh nghiệp lớn nhất, nó đã tạo ra cơ hội cho các trang so sánh giá phát triển.
Khách hàng có nhu cầu với dịch vụ do hiện có quá nhiều trang để so sánh và xem qua. Tuy nhiên trang so sánh giá nào mà người dùng sử dụng nhiều nhất? Liệu các doanh nghiệp địa phương có thể đánh bại các gã khổng lồ? Chúng ta sẽ được chứng kiến cuộc chiến lớn này trong năm tới đây.
 
 
Nguồn: Tech In Asia

Quán cafe - Quan ca phe: 30 cách tìm ý tưởng để viết bài cho blog

Quán cafe - Quan ca phe: 30 cách tìm ý tưởng để viết bài cho blog
  • Viết lại/tóm tắt một bài báo nào đó đang hot trên mạng, sau đó thêm vào các định kiến cá nhân  ủa bạn về vấn đề đó. Kiểu như
    đang lập luận hay tranh cãi.
  • Tự bình luận về bài viết cũ trên blog. Kiểu như là sau khi viết bài về SEO 2013, và một tuần sau bạn lôi bài này ra để phân tích cho độc giả thêm các thông tin hay đính chính lại thông tin.
  • Tham khảo một số website mang tính thảo luận cao như Linkhay, Quora, Reddit, Yahoo Answers..v..v..để tìm ý tưởng viết bài.
  • Tìm các blog có nội dung giống mình nhưng khác ngôn ngữ để tham khảo, dịch lại, phân tích…v..v..
  • Nếu bạn viết bài về chủ đề chính trị, kinh tế, giải trí thì đừng nên bỏ qua các radio show vì ở đó bạn sẽ tìm được rất nhiều ý kiến để viết bài. 
  • Tạo bài viết theo kiểu “Ask Me Anything”, hỏi nhanh đáp nhanh, hỏi xoáy đáp xoay, hỏi ngay đáp vẹo…bla bla..Rất thích hợp cho các blog có nhiều người theo dõi, hơi bị vui đấy.
  • Nếu bạn viết blog cho doanh nghiệp, hãy viết về các cuộc gặp mặt với khách hàng mà hôm nay bạn/công ty đã gặp.
  • Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ/sản phẩm nào đó hơi lạ một tí thì hãy viết về những cái hay, mới lạ, hài hước liên quan tới sản phẩm này. Ví dụ nhé, mình đang kinh doanh dịch vụ “ngủ ôm” thì sẽ viết thế bài một bài vừa chứa keyword HOT, vừa có tính chất giật gân: Các forever alone này sẽ làm gì trong Valentine?
  • Nếu bạn là một người thích mạo hiểm, hãy thử viết một bài vạch trần, phủ bỏ các quan niệm sai lầm về tôn giáo, huyền thoại, hay các luận lí triết học. Cái này hơi liều 1 tí, bạn có thể được lên báo như chơi, tất nhiên lên đó để ăn gạch.
  • Sử dụng Google Alert để theo dõi các chủ đề liên quan đến blog. Để bạn biết cái gì vừa mới hot, và hãy tranh thủ “ăn theo”.
  • Nếu bạn là một blogger công nghệ, kỹ thuật thì hãy viết bài tổng hợp cách sửa lỗi của các lỗi thường gặp. Cái này mình nhăm nhe rồi nhé nhưng chưa có thời gian.
  • Nếu bạn bán lại sản phẩm của một nhà cung cấp khác thì hãy thường xuyên liên lạc với nhà cung cấp đó hỏi về các cải tiến của những dòng sản phẩm sau này, sau đó viết thành bài để khoe với độc giả. 
  • Viết bài theo kiểu Case Study (hướng dẫn về một lĩnh vực nào đó mà bạn đã trải nghiệm theo từng bước). 
  • Phỏng vấn những người nổi tiếng, hay các người có mức độ ảnh hưởng rộng trong lĩnh vực của bạn.
  • Sử dụng Google Adword Keyword Tools để tra các từ khóa có số lượng tìm kiếm đang tăng hoặc nhiều người tìm mỗi tháng.
  • Sử dụng Google Trends để biết chủ đề nào đang được cộng đồng hóng hót.
  • Tại sao lại không thử khai quật một bài phỏng vấn “cổ” mà bạn đã đăng vài trăm năm trước rồi xào lại một bài theo kiểu “Bây giờ anh ấy như thế nào?”.
  • Nghiên cứu về một chủ đề nào đó rồi tự đưa ra ý kiến, đánh giá về một định nghĩa mới. Ví dụ: Tôi vừa mới tìm ra một cách nhanh nhất để cưa cẩm một cô nàng – Hãy “hấp diêm” cô ấy!
  • Theo dõi những gì mà mọi người đang nói về bạn/sản phẩm/dịch vụ của bạn rồi viết thành bài.
  • Viết bài theo kiểu tự vả vào mặt: Những gì có thể làm để phát triển blog/sản phẩm của tôi tốt hơn? – Có khi bạn sẽ nhận được một bình luận kiểu “Hãy dẹp blog/dịch vụ này là một điều vô cùng tốt đẹp rồi”.
  • Liệt kê ra những cái hay, “giá trị tiềm ẩn” của một người nổi tiếng hay một sản phẩm nào đó. Ví dụ: “10 sở thích đáng yêu của HKT“, “50 điều bạn chưa biết về WordPress“.
  • Nếu bí quá, thì bạn có thể viết bài kể về những cái hay mà bạn đã học được trong tuần này, có thể áp dụng cho doanh nghiệp.
  • Liệt kê các bài viết của bạn được nhiều người quan tâm trong tháng hay quý.
  • Đừng bao giờ bỏ qua một số website giúp bạn có rất nhiều ý tưởng để viết bài như BadTheWeb, StumBleuPon, Pinterest, Technorati..v..v..
  • Gom các bài viết cũ lại thành một bài tổng hợp hay làm một quyển ebook.
  • Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, chịu chi thì nên ghé Constant Content để mua các bài viết sau đó biên dịch ra. Mình đã mua thử 1 bài rồi và thấy rất đáng đồng tiền.
  • Lên Google search một bài viết nào đó có nội dung liên quan đến bạn rồi hãy theo dõi tất cả các blog đó qua Google Reader, xem họ viết cái gì rồi làm theo.
  • Làm video cho các bài viết cũ.
  • Viết review (đánh giá) về một sản phẩm phù hợp với độc giả của bạn, giống như mình hay đánh giá hosting vậy, sắp tới sẽ đánh giá thêm plugin.
  • Tổng hợp lại các bài viết hay ở các blog khác.

Thachpham.

Quán cafe - Quan cafe: Bình luận trực tuyến: Mảng kinh doanh đầy tiềm năng

Quán cafe - Quan cafe: Bình luận trực tuyến: Mảng kinh doanh đầy tiềm năng
Bình luận trực tuyến gắn liền với tất cả nội dung trên Internet ngày nay. Dù nhìn qua, các bình luận này chỉ đơn giản là những thảo luận vô thưởng vô phạt của công chúng, nhưng với nhiều công ty, đây như một phương tiện mạnh mẽ để xây dựng cộng đồng và thu hút khách hàng, cũng như nhận được quan tâm của các nhà đầu tư. Và đây không phải là một suy nghĩ vớ vẩn: Bình luận thực sự là một mảng kinh doanh rất có giá trị.
 
Có khả năng bạn đã từng sử dụng Livefyre nhưng chưa bao giờ nghe tới nó. Dịch vụ này được sử dụng bởi một số công ty truyền thông lớn nhất trên thị trường hiện nay như Sports Illustrated, The New York Times và TechCrunch. Livefyre là một doanh nghiệp cỡ lớn và đang đem lại cho các khách hàng của mình - những bên có thể tiếp cận hàng triệu độc giả - những cách thức mới để thể hiện bản thân. Không chỉ có các tính năng đăng nhập bằng mạng xã hội thông thường, Livefyre còn mang đến cả các tính năng thảo luận trực tuyến, bình luận theo chủ đề, và người dùng có thể nhúng cả video Youtube, hình ảnh, các tập tin đa phương tiện, và cả trải nghiệm màn hình thứ hai mới mẻ nhằm tăng sự gắn kết.
 
Tháng trước, Livefyre công bố đã nhận được mức gây quỹ 15 triệu USD để đầu tư vào di động và cải thiện tính năng. Nếu Livefyre là dịch vụ mới trong thị trường đang cố gắng thể hiện các điểm mạnh của mình thì dịch vụ bình luận lâu năm Disqus, đã gọi vốn đầu tư mạo hiểm được tới 10,5 triệu USD. Startup đã hoạt động được 6 năm này hiện là 1 trong những người chơi lớn nhất trong thị trường này, hỗ trợ tổng cộng 2,5 triệu trang web, bao gồm cả các cái tên lớn như CNN và ReadWrite.
 
Disqus hoạt động theo mô hình freemium, mức phí cho tài khoản cao cấp là 99 USD mỗi tháng. Dù có thể không đẹp và ấn tượng như Livefyre, dịch vụ này tỏ ra thực sự hiệu quả không kém các dịch vụ vình luận khác như IntenseDebate và Echo.
Các chủ trang web hiện đang có rất nhiều lựa chọn, bởi ngay việc cho khách hàng nhiều tính năng bình luận khác nhau cũng đem lại các giá trị rất lớn cho trang web.
 
Hãy để người dùng bình luận
 
Người dùng rất muốn có nhiều sự lựa chọn trong cả việc bình luận và cả cách gắn kết hơn với tác giả cũng như với các người đọc khác. Kết quả là, các chủ trang web đầu tư để tăng cường sự tương tác ấy. Vào cuối mỗi ngày, mọi người bình luận trên trang đồng nghĩa với việc họ sẽ dành nhiều thời gian trên trang hơn, từ đó tăng số lượt nhấp chuột trên các quảng cáo. Bên cạnh đó, giá trị mang lại còn là xây dựng một cộng đồng trên các chủ đề bình luận ấy, và tận dụn cộng đồng ấy để có thêm xem cũng như tăng độ trung thành của người đọc.
Robyn Peterson, CTO của Mashable, nhận xét Livefyre đã cải thiện các cuộc trao đổi theo 3 cách. Các dòng nhận xét thúc đẩy "cảm giác chân thực, sống động của mỗi cuộc nói chuyện, mà từ đó thu hút nhiều nhận xét hơn từ người dùng khác. Thứ 2, kể từ khi Mashable trở thành một thương hiệu xã hội, nhiều cuộc tranh luận giữa các độc giả ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên trang Facebook, và Livefyre có thể lựa chọn để đăng chúng lên trên trang gốc, từ đó liên kết mọi lời bình luận trên web xuống thành một dòng chảy xuyên suốt".
 
Cuối cùng, Peterson nói, các chức năng cộng đồng – ví dụ như các kênh truyền thông gắn vào đã được nhắc đến ở phần trên – giúp độc giả “tạo ra các nội dung hấp dẫn liên quan tới một chủ đề nào đó".
Giao diện làm tăng sự gắn bó của người dùng cũng sẽ đem lại lợi nhuận tối đa cho các lượt trả lời, thoe lời Jordan Kretchmer, nhà sáng lập của Livefyre. Ông coi bình luận vượt trội hơn cả các công cụ tuyến tính và chủ đề.
"Cách tiếp cận của chúng tôi là tích hợp mọi cuộc nói chuyện liên quan đến chủ đề vào một chỗ khiến cho chúng tôi trở nên độc đáo", ông nói. "Việc tập trung vào nội dung xã hội là chìa khoá giúp cho người dùng tương tác nhiều hơn".
 
Steve Roy, Phó Chủ tịch mảng Tiếp thị và PR của Disqus, cho biết công ty không tìm cách thu hút bình luận. Thay vì đó, ông muốn mọi người có thể sử dụng dễ dàng hơn và tham gia vào các cuộc bàn luận, giới thiệu họ tới cộng đồng nơi họ cso thể khám phá đam mê bản thân:
Tính năng AudienceSync cho phép người dùng dẽ dàng liên kết tài khoản Disqus tới các trang web khác với 1-2 lượt nhấp chuột. Nó giúp cho việc tham gia thảo luận dễ dàng hơn trên nhiều trang hơn nữa trong khi vẫn cho phép các nhà xuất bản quản lý hệ thống đăng ký riêng.
Roy giải thích các công cụ này đang giữ cho mọi người ở trên trang và thể hiện bản thân, một mối lợi cho các nhà xuất bản. "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy hơn nửa lượt xem trang bao gồm cả thời gian tham gia bình luận, đọc, chia sẻ. Độc giả thực sự quan tâm tới các cuộc thảo luận như vậy. Nó có thể coi như tài sản thực sự của trang do đây còn là một lĩnh vực lời lãi cao mà chưa được khai phá", với hơn 15 triệu lượt nhấp mới trên nội dung của nhà xuất bản mỗi tháng.
Một công cụ mới là hộp khám phá tái tuần hoàn dòng lưu lượng truy cập về các nhà xuất bản thông qua các bài viết quảng bá, đem lại một “dòng doanh thu mới mỗi khi một độc giả nhấp vào nội dung của đơn vị quảng cáo". Roy nói. "Hãng đang tối ưu hoá mảng bình luận cũng như cách họ tối ưu hoá các tiêu đề bài viết và nội dung phục vụ cho mục đích tìm kiếm".
 
Giá trị thực?
 
Bình luận được coi là một trong những cách xây dựng nên các cộng đồng chất lượng. Thậm chí các trang web như Gawker còn có ý tưởng thu tiền bình luận của độc giả.
Một năm sau, có vẻ như họ đã từ bỏ cách tiếp cận trả phí sử dụng, tuy nhiên Gawker kể từ đó đã giới thiệu một cấp độ mới của vòng xoáy bình luận. Những người dùng trả lời các lời bình có nhiều khả năng đưa ý kiến của họ lên trên đầu trang, dễ chú ý hơn là người dùng phản ứng trực tiếp tới bài đăng gốc. Gawker cũng đang thử làm nổi bật các lượt bình luận được tham gia nhiều nhất hay được xem nhiều nhất, cùng với việc sử dụng dòng bình luận theo thời gian, tất cả nhằm giữ cho người đọc ở trên trang.
Sẽ thật khó để tưởng tượng ra một viễn cảnh mà việc thu phí mỗi lượt bình luận có thể tồn tại hay thậm chí mở rộng. Tuy nhiên các chủ trang web cũng đang rất đầu tư vào hệ thống bình luận trong nỗ lực nhằm tạo ra các nguồn doanh thu gián tiếp. Mọi người bình luận hơn hẳn so với trước đây, đem lại một lượng sử dụng và gắn kết khổng lồ và các chủ trang web sẽ mất đi rất nhiều nếu không nhận ra được giá trị của các bình luận.
 
Nguồn: Read Write

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Quán cafe - “Beauty box” sẽ là trào lưu mới khuấy động châu Á sau Groupon?

Quán cafe - “Beauty box” sẽ là trào lưu mới khuấy động châu Á sau Groupon?
Ý tưởng này nghe có vẻ đơn giản, khách hàng-chủ yếu là phụ nữ trẻ, sau khi đăng ký thành viên trên website, sẽ trả một khoản phí hàng tháng để nhận được một hộp mỹ phẩm mẫu từ các thương hiệu. Hầu hết các hãng mỹ phẩm lớn đều sản xuất những sản phẩm mẫu (sample) để dùng thử trước khi mua, Beauty box sẽ giúp chuyển chúng đến với đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.


Cơ hội thị trường đang rộng mở, khi thị trường mỹ phẩm châu Á - Thái Bình Dương có giá trị lên tới 45.7 tỷ USD. Mô hình kinh doanh được chứng minh tại Hoa Kỳ, Birchbox ra mắt năm 2010 đã có hơn 100.000 người đăng ký sử dụng, hiện con số này thậm chí có thể lên đến 200.000, và công ty này đã hoàn tất vòng đầu tư series A trị giá 10.5 triệu USD.

Concept này nhanh chóng lan rộng sang châu Âu và cuối cùng đến châu Á. Rocket Internet đưa ra Glossybox vào tháng 3 năm 2011 và hiện có mặt tại 19 quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc với lượng người đăng ký đang tăng trưởng liên tục.


Memebox từ Hàn Quốc đã có 13.000 người đăng ký, trong khi Vanitytrove của Singapore và Bellabox từ Úc đã cung cấp hơn 60.000 beauty box cho đến nay. Khả năng sinh lời của mô hình này cũng dễ dàng nhận thấy, giả sử một công ty có 10.000 người đăng ký và trả phí 20 USD/tháng, họ sẽ thu về 2.4 triệu USD doanh thu hàng năm.

Theo nghiên cứu của SGE Insights, bốn công ty lớn ở châu Á hiện đang cung cấp dịch vụ này bao gồm Glossybox, Bellabox, VanityTrove và Memebox - đã mang lại 12,5 triệu USD doanh thu hàng năm trong 2012, dự báo sẽ đạt được 78 triệu USD trong năm 2015.

Ông Douglas Gan, người sáng lập của VanityTrove nói : "Beauty box là sự tiến hóa của phương thức tiếp thị truyền thống, thay vì gửi tặng sample ở các quầy hàng, qua các hội thảo, tạp chí thì thông qua Internet có thể tiếp cận được những khách hàng thực sự quan tâm. Đồng thời giúp nhãn hàng kết nối và hiểu rõ khách hàng của mình hơn"

Action.vn/SGE

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Quán cafe - Tập đoàn Nidec của Nhật sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD vào VN

Quán cafe - Tập đoàn Nidec của Nhật sẽ đầu tư thêm 100 triệu USD vào VN
Tại cuộc gặp gỡ với Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân  chiều 18/3, ông Shigenobu Nagamori - Chủ tịch Nidec Corporation, tập đoàn công nghệ cao của Nhật Bản đã công bố quyết định sẽ đầu tư thêm 100 triệu đô la Mỹ vào VN.
 
Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân (phải) trao đổi với ông chủ tịch Shigenobu Nagamori (trái), Chủ tịch Nidec Corporation về môi trường đầu tư tại TPHCM và các tỉnh phía Nam
 
Nidec Corporation là tập đoàn công nghệ cao của Nhật Bản chuyên chế tạo các bộ phận, linh kiện tinh xảo như mô-tơ điện, màng trập máy ảnh...Theo lời ông Nagamori, lần tăng vốn này nhằm triển khai thêm một số dự án, không chỉ là hai nhà máy mới ở Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP) và khu công nghiệp Giao Long (tỉnh Bến Tre). “Hoạt động của Nidec tại Việt Nam sẽ không dừng lại ở khâu lắp ráp đơn thuần, mà phải đi theo xu hướng chung đã áp dụng ở nhiều nơi như Trung Quốc, Singapore... Đó là thành lập một trung tâm nghiên cứu, để sau này các công ty con ở Việt Nam có thể làm tự lấy tất cả - từ ý tưởng đến thiết kế, chế tạo”.
 
Đề cập đến vai trò nguồn nhân lực, ông Shigenobu Nagamori chia sẻ lý do tại sao chọn Việt Nam: Thay vì phải đưa các công trình nghiên cứu từ bên Nhật qua đây làm như lâu nay, sắp tới những ý tưởng sẽ thành hình và phát triển ngay tại Việt Nam. Muốn làm được như vậy, trước mắt Nidec sẽ phải tuyển được những sinh viên giỏi của Việt Nam để đưa sang Nhật học, sau đó quay về đây làm việc.
 
Chủ tịch Lê Hoàng Quân cám ơn Nidec đã chọn SHTP làm “điểm đến” và hứa hẹn sẽ luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư lớn này. Chủ tịch Lê Hoàng Quân cho biết SHTP hiện đang làm giai đoạn 2 với tổng diện tích hơn 630 hecta. Ở đó có một khu vực dành riêng cho công nghệ cao, và những đối tác thân thuộc như Nidec luôn được ưu tiên.

Hiện Nidec Corporation có 9 công ty con đang hoạt động tại các khu công nghiệp của TPHCM với tổng số vốn đầu tư là trên nửa tỉ đô la Mỹ, doanh thu hàng năm đạt khoảng 600 triệu đô la Mỹ. Ngoài ra, tập đoàn còn có một công ty con khác đã đi vào hoạt động tại Hà Nội.
 

Quán cafe - Ba rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Quán cafe - Ba rủi ro lớn nhất với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Nhóm nghiên cứu PCI 2012 nhận định, từ khi thực hiện khảo sát doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá về môi trường cạnh tranh cấp tỉnh (PCI - FDI) đến nay, chưa bao giờ niềm tin và hiệu quả kinh doanh lại thấp như vậy.

Chỉ 33% doanh nghiệp FDI dự định mở rộng hoạt động trong hai năm tới. Lợi nhuận, vốn và mức tăng trưởng quy mô lao động cũng thấp hơn những năm trước.

Từ thông tin phản hồi của 1.540 doanh nghiệp FDI (87% trong số đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) tham gia cuộc điều tra PCI-FDI 2012, số doanh nghiệp cho biết có kế hoạch mở rộng kinh doanh đã giảm 13% so với cuộc điều tra năm 2011 và giảm tới 36% so với năm 2010.

Số doanh nghiệp FDI báo cáo có lãi trong năm 2012 cũng giảm xuống còn 60%, trong khi năm 2011 có 74% và năm 2010 có 70% doanh nghiệp FDI báo cáo có lãi. Số doanh nghiệp báo lỗ theo đó tăng lên, từ 20% của năm 2011 và 25% của năm 2010 lên 28% trong năm 2012.

Tâm lý bi quan về triển vọng kinh doanh tiếp tục thể hiện rõ qua con số doanh nghiệp quyết định tăng vốn đầu tư trong năm 2012 giảm mạnh, chỉ còn 5,1%, trong khi năm 2011 là 28% và năm 2010 là 37%. Bên cạnh đó, chỉ có 32% doanh nghiệp FDI năm 2012 tuyển thêm lao động, trong khi tỷ lệ của các năm trước đều đạt xấp xỉ 50%.

Do tác động của khủng hoảng, những mối quan ngại của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng tăng lên. Tại tất cả 13 tỉnh, thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp FDI nhất cả nước, 47,7% các doanh nghiệp FDI tham gia vào cuộc điều tra về cách thức đối phó với khủng hoảng trong khuôn khổ CPI-FDI 2012 nhận định rằng, bất ổn kinh tế vĩ mô là một trong 3 rủi ro chính mà họ gặp phải tại Việt Nam và hầu như không có doanh nghiệp nào lựa chọn rủi ro lớn nhất là bất ổn chính trị. Trong đó, 36% nhà đầu tư nước ngoài coi yếu tố bất ổn kinh tế vĩ mô là rủi ro lớn nhất.

Tiếp sau rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô thì rủi ro hợp đồng được nhiều doanh nghiệp liệt kê là mối quan ngại lớn thứ hai của họ, sau đó là rủi ro chính sách, rủi ro lao động và cuối cùng là rủi ro tham nhũng.

Tỷ lệ doanh nghiệp coi rủi ro hợp đồng, rủi ro chính sách là những rủi ro chính lần lượt là 24,37% và 24,36%. Tuy nhiên, đối với các rủi ro chính sách và rủi ro lao động thì đánh giá của các doanh nghiệp FDI tại mỗi tỉnh lại có sự khác biệt.

Trong khi 78% doanh nghiệp FDI tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng rủi ro chính sách là một trong 3 rủi ro chính thì tại Long An chỉ có 11% doanh nghiệp quan ngại về loại rủi ro này. Ngược lại, 89% doanh nghiệp FDI tại Long An lại cho rằng rủi ro lao động là một trong ba loại rủi ro hàng đầu mà họ gặp phải, tuy nhiên chỉ có 29% doanh nghiệp FDI tại Hà Nội có cùng cảm nhận này.

Đối với những rủi ro về thu hồi đất, rủi ro hợp đồng và rủi ro tham nhũng, sự khác biệt giữa các tỉnh tuy có ít hơn nhưng vẫn là khá lớn. Trong khi 42% doanh nghiệp FDI tại Bắc Ninh có xu hướng cho rằng rủi ro thu hồi đất nằm trong ba rủi ro hàng đầu thì 78% doanh nghiệp FDI tại Tây Ninh và 79% doanh nghiệp FDI tại Long An lại bày tỏ quan ngại về các rủi ro hợp đồng hơn cả. Tuy vậy, tham nhũng lại là mối quan ngại lớn hơn cả đối với 56% nhà đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc, so với tại Long An là 11%.

Tiếp tục điều tra sâu về cách thức ứng phó của doanh nghiệp FDI với các rủi ro, GS.TS.Edmund Malesky, Đại học Duke (Hoa Kỳ), Trưởng nhóm nghiên cứu PCI cho biết, gần 50% nhà đầu tư đã lựa chọn chiến lược giảm thiểu rủi ro thông qua hình thức liên doanh với doanh nghiệp địa phương. Những nhà đầu tư nào không thể liên doanh thì sử dụng ba chiến lược khác. Đó là họ sẽ chỉ giải ngân một phần vốn đầu tư cho đến khi cảm thấy thật sự tin tưởng vào quy định, chính sách trong nước và của địa phương đầu tư (25% doanh nghiệp chọn phương án này).

 Đối với doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng quốc tế đều có thể tự bảo vệ mình bằng việc sản xuất những bộ phận chính của sản phẩm ở nước ngoài và vận chuyển tới Việt Nam khi cần. Cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trực tiếp bởi hoạt động của các nhà máy hoặc doanh nghiệp tại nước sở tại sẽ trở thành vô giá trị nếu như thiếu những cấu phần chính này.

Như vậy, doanh nghiệp sẽ tránh được rủi ro bị thu hồi đất và thậm chí là rủi ro tham nhũng. Cuối cùng là nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sử dụng bảo hiểm rủi ro mua từ các cơ quan nhà nước tại nước xuất xứ hoặc từ các nhà cung cấp tư nhân. Nhiều năm qua, ngành bảo hiểm rủi ro dạng này đã phát triển nhanh chóng vì nhà đầu tư luôn tìm cách tận dụng lợi thế tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.

Khi điều tra về ứng phó của doanh nghiệp FDI với những tình huống bất ngờ như chính sách đột ngột thay đổi tăng chỉ tiêu sản lượng nội địa hóa đối với ngành nghề của doanh nghiệp đang sản xuất làm hạn chế khả năng nhập khẩu hàng hóa trung gian từ nước ngoài và làm giảm nguồn thu của doanh nghiệp khoảng 10% (mẫu A); hoặc đột ngột có quy định về giấy phép mới đối với ngành nghề của doanh nghiệp, lệ phí tuy không lớn nhưng đòi hỏi phải cấp đổi hàng năm (mẫu B).

Kết quả cho thấy những đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài có phần tiêu cực hơn đối với mẫu B khi 75% cho rằng sự thay đổi sẽ tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp của họ so với 67% trả lời mẫu A.

Với câu hỏi tiếp theo, doanh nghiệp sẽ ứng phó như thế nào với những chính sách mới thì có tới 29% doanh nghiệp chia sẻ họ sẽ không làm gì cả, tuy nhiên khoảng 21% doanh nghiệp FDI cho biết họ sẽ lên kế hoạch phối hợp với các doanh nghiệp khác để vận động thay đổi chính sách.

Từ những kết quả điều tra PCI-FDI 2012, ông Joakim Parker, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho rằng: “Khi triển vọng kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn, những phân tích sát thực về thách thức hiện tại rất có giá trị. Cải thiện chất lượng điều hành kinh tế là yếu tố then chốt đối với năng lực cạnh tranh và tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Điều này đòi hỏi cam kết của lãnh đạo chính quyền các cấp nhằm giải quyết các khó khăn, bất cập trong những lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính...”.

Quán cafe - 5 điều tối kỵ phải tránh khi tìm kiếm đối tác lớn

Quán cafe - 5 điều tối kỵ phải tránh khi tìm kiếm đối tác lớn
Thuyết phục các công ty lớn rót vốn cho ta là cả một vấn đề, dù ta có ý tưởng rất hay. Dưới đây 5 điều cấm kỵ mà bạn bằng mọi giá phải tránh khi giao thiệp với các ‘đại ca’ ấy.
Giao thiệp với các công ty, tập đoàn lớn có vị trí thống lĩnh trên thương trường là điều cực kỳ khó với những công ty nhỏ, nhất là những công ty mới thành lập. Ta là cây cỏ còn họ là voi, là tê giác.

Những chú voi, tê giác ấy quá ư là từng trải, họ biết cuộc sống như lòng bàn tay. Tiền, thời gian, nhân lực, vật lực là những thứ mà họ có thừa. Họ chỉ thiếu trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và lòng nhiệt huyết của những doanh nghiệp trẻ.

Tuy nhiên, thuyết phục những chú voi, tê giác này rót vốn cho ta là cả một vấn đề, dù ta có ý tưởng rất hay. Dưới đây 5 điều cấm kỵ mà bạn bằng mọi giá phải tránh khi giao thiệp với các ‘đại ca’ ấy.

1. Đúng ý tưởng sai mục tiêu

Khi lang thang trên đất của những gã khổng lồ, ta thường dễ mất phương hướng. Thường thì những người có ý tưởng mới hay bị sa vào tay những anh chàng làm trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông, kỹ thuật số... vốn đầy nhuyệt huyết nhưng ít tiền và cũng chẳng có tiếng nói gì và ý tưởng của họ nhanh chóng trôi vào quên lãng.

Muốn gặp người có tiền thực sự, hãy đến với các công ty lớn. Nếu bạn vẽ ra được một viễn cảnh tương đối ổn, bạn hoàn toàn có thể khai thác được các chương trình phát triển cộng đồng, các quỹ từ thiện, các dự án marketing...có nguồn vốn dồi dào của họ. Đừng ngại xin xỏ. Đôi khi thành công chỉ đơn giản là bạn đổ rượu cũ vào một cái bình mới mà thôi.

2. Đúng mục tiêu sai chỗ đứng

Dù bạn đã tìm được đúng mục tiêu và có đề xuất hấp dẫn, bạn vẫn cần phải đánh đúng tâm lý của đối tác. Bạn phải biết ở quy mô, phạm vi và mức độ nào thì mới có thể làm đối tác ấn tượng và thích thú. Nếu không, tất cả sẽ chỉ là công cốc.

Ví dụ, bạn nói ý tưởng của bạn có ý nghĩa vô cùng lớn và tác động đến hàng trăm người dùng nhưng đối tác lại trông đợi con số hàng triệu cơ. Tôi đã thấy điều này xảy ra với rất nhiều nhà bán lẻ– họ sẵn sàng chạy thử nghiệm bất kỳ dự án mang tính khả thi nào liên quan đến phát triển sản phẩm và dịch vụ nhưng rút cục họ lại buông tay vì quy mô mà họ mong đợi không phải là thế.
Và vì các công ty lớn có thừa tiền nên họ cũng chẳng màng khi những dự án nhỏ kéo dài quá mức cần thiết – dù rằng trong thâm tâm họ đã thoái lui lâu rồi.

3. Đúng chỗ sai người

Một rủi ro khi thương thuyết với các công ty lớn là không gặp được người có quyền ra quyết định cuối cùng. Có cả tá người bạn gặp ở đó nhưng chỉ có một người có thể nói ‘có’ và bạn phải tiếp cận người đó bằng được. Chỉ người đó mới có thể ký cho bạn tấm séc mà bạn mong muốn.

4. Đúng người sai thời điểm

Thật ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp không chịu tìm hiểu trước về đối tác của mình như tình hình tài chính của họ thế nào, chu kì mua bán của họ ra sao. Chuẩn bị trước là việc bạn bắt buộc phải làm. Nếu không, bạn sẽ chọn thời điểm sai lầm và đặt dấu chấm hết cho mọi thứ. Với đối tác, việc bạn xuất hiện không đúng lúc là bằng chứng rõ ràng cho thấy bạn chẳng hiểu gì về họ và công việc của họ. Đừng bao giờ mắc những sai lầm nghiệp dư như thế.

Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ. Khi mà mối quan hệ của bạn với đối tác đã gắn bó đến một mức độ nào đó, rất có thể họ sẽ làm bạn bất ngờ khi cho bạn biết rằng tuy họ đã sử dụng hết ngân quỹ nhưng họ vẫn có khoản tiền dư dật ở đâu đó mà họ cần tiêu để tránh bị cắt giảm ngân sách cho năm sau. Lúc ấy, hãy ôm tiền và chạy cho nhanh.

5. Đúng thời điểm sai điệu

Đôi khi bạn sẽ thua khi bạn chỉ chăm chăm lăng xê mình mà quên không chỉ ra cho đối tác thấy thương trường khốc liệt thế nào và nếu họ không nắm lấy cơ hội hiếm hoi này, các đối thủ của họ sẽ nẫng mất và cho họ ra rìa ra sao.

Một ví dụ mà tôi rất thích cho thấy tầm quan trọng của việc nhanh chóng nắm bắt cơ hội hợp tác thay vì để bị rớt lại phía sau. Đó là chuyện về American Express.

Chuyện xảy ra từ những ngày đầu của chương trình thưởng dặm cho những người bay thường xuyên. Một tay cực kỳ thông minh của hãng hàng không American Airlines đã nảy ra sáng kiến dùng chương trình tích điểm dặm bay để khuyến khích người ta mua vé máy bay, mua hàng ưu đãi qua thẻ tín dụng, thuê xe và nhiều thứ khác nữa. American Airlines nhanh chóng và lặng lẽ bắt tay với MasterCard. Hãng hàng không United Airlines cũng bắt tay với Visa. Thế là còn lại mỗi American Express lẻ loi không có ai đủ lớn và đáng tin cậy làm bạn. Chỉ trong vài năm, lượng người dùng thẻ Visa tăng vọt lên 30 triệu người trong khi Amex chỉ có 9 triệu chủ thẻ. Sự chậm chạp của American Express đã khiến công ty này mất cơ hội kiếm hàng triệu khách hàng và hàng tỷ đô la doanh thu

Quán cafe - Bill Gates sắp soán ngôi giàu nhất của Carlos Slim

Quán cafe - Bill Gates sắp soán ngôi giàu nhất của Carlos Slim
Tổng giá trị tài sản ròng của 100 người giàu nhất hành tinh giảm 17,9 tỷ USD trong tuần này cho dù chỉ số Standard & Poor’s 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall thiếu chút nữa thì tái lập mức đóng cửa kỷ lục mọi thời đại. Đáng chú ý, giá trị tài sản của người giàu thứ nhì thế giới là Bill Gates chỉ còn kém


Theo xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index của hãng tin tài chính Bloomberg, người giàu nhất thế giới Carlos Slim đã chứng kiến giá trị tài sản ròng sụt 5 tỷ USD trong tuần. Hôm đầu tuần, các nhà làm luật Mexico đã công bố một đạo luật mới đe dọa kiểm soát tình trạng độc quyền trong ngành viễn thông của nước này, lĩnh vực đang gần như nằm dưới sự thống trị của tỷ phú Carlos Slim. Khả năng tập đoàn America Movil SAB của ông Slim bị chia tách vì thế gia tăng mạnh.

Diễn biến này đẩy giá cổ phiếu của America Movil xuống mức thấp nhất trong khoảng 4 năm. Giá trị tài sản ròng của Slim, vị tỷ phú 73 tuổi, giảm còn 67,8 tỷ USD, chỉ còn cao hơn mức tài sản của người đứng thứ hai trong xếp hạng tỷ phú thế giới là Bill Gates có 184 triệu USD.

Đây là khoảng cách ngắn nhất giữa giá trị tài sản của hai tỷ phú này kể từ khi xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố vào tháng 3/2012. Tuần trước, Carlos Slim còn “giàu” hơn tỷ phú Bill Gates 5,7 tỷ USD.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 chỉ còn thiếu 2 điểm là đạt mức đóng cửa kỷ lục 1.565,15 điểm thiết lập vào tháng 10/2007. Phiên ngày thứ Sáu, chỉ số này chốt ở mức 1.560,7 điểm, tăng 0,6% trong tuần.

Kể từ mức đáy xác lập vào năm 2009 đến nay, S&P 500 đã tăng hơn gấp đôi. Cơ sở cho sự tăng điểm này là lợi nhuận vượt dự kiến của các doanh nghiệp và chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

Tính đến phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên lập kỷ lục thứ 8 liên tiếp.

Ở vị trí giàu thứ nhì thế giới, nhà đồng sáng lập 57 tuổi của tập đoàn phần mềm Microsoft, Bill Gates, hiện có 67,6 tỷ USD, tăng 400 triệu USD so với cuối tuần trước.

Tài sản của tỷ phú giàu nhất châu Âu Amancio Ortega, 76 tuổi, nhà sáng lập hãng bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới Inditex, đồng thời là người sở hữu thương hiệu Zara, hiện ở mức 55,7 tỷ USD. Trong tuần này, tài sản của ông Ortega giảm 2,6 tỷ USD do cổ phiếu Inditex đi xuống.

So với người giàu thứ tư thế giới là nhà đầu tư huyền thoại 83 tuổi người Mỹ Warren Buffett, tài sản của tỷ phú Ortega chỉ còn lớn hơn 900 triệu USD. Tỷ phú Buffett hiện có 54,8 tỷ USD, tăng 400 triệu USD trong tuần.

Tuần này, giới truyền thông Mỹ rộ tin nhà đầu cơ tỷ phú John Paulson đang tính nhập quốc tịch Puerto Rico và chuyển tới sống ở quốc gia này nhằm tránh mức thuế cao ở Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Paulson đã lên tiếng phủ nhận thông tin này. Hiện giá trị tài sản của tỷ phú Paulson đang ở mức 11,2 tỷ USD.

Xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index tính toán giá trị tài sản của những người giàu nhất thế giới dựa trên những biến động về kinh tế và thị trường cũng như các bản tin của Bloomberg News. Giá trị tài sản ròng của mỗi tỷ phú có trong xếp hạng được cập nhật trong mỗi ngày làm việc vào lúc 5h30 chiều theo giờ New York và được tính bằng USD.

Totoro - Quán cafe teen phong cách vintage !

Totoro Cafe
Totoro cafe mang đậm chất phong cách vintage với không gian cổ điển và lãng mạn, khiến người ta liên tưởng đến những quán xá của Pháp ở thế kỷ trước. Quán còn có những chú mèo dễ thương, âm nhạc rộn rã vào những ngày cuối tuần.
Bộ sưu tập những món đồ cũ của chủ nhân được mang ra làm đồ trang trí
Vào những ngày hè, vị trí ban công của Totoro luôn được các bạn trẻ tranh nhau, ngồi trên những bộ bàn gỗ ghế nhỏ rất dễ thương, mang lại cho bạn cảm giác như đang ở trong khu vườn yên tĩnh.
Đặc biệt, quán còn có những thành viên nhí là những bé mèo và bé cún ALu ngốc, không những xinh xắn, các bé còn luôn được chăm sóc kỹ lưỡng và tiêm phòng cẩn thận.
Bên ngoài khung cửa sổ là bờ tường xanh mướt rất lãng mạn.
Những bộ bàn ghế gỗ nhỏ ở bạn công của Totoro.
Khung cửa số thoáng mát với những chú mèo dễ thương và ngoan ngoãn.
Vào tối thứ 4 và tối chủ nhật hàng tuần, Totoro sẽ tổ chức đêm nhạc Acoustic, mọi khách tới quán đều có thể lên biểu diễn. Và dù là ngày thường hay đêm nhạc, bất cứ khách hàng nào đến với Totoro Cafe cũng có thể trưng dụng sân khấu tại quán để trổ tài âm nhạc của mình.
Địa chỉ: Quán Totoro Cafe - số nhà, 28 ngõ 80, phố Chùa Láng, Hà Nội.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Quán cafe - VNG khai tử Zing Live, công bố Zini

Quán cafe - VNG khai tử Zing Live, công bố Zini

VNG khai tử Zing Live, công bố Zini

Zing Live sẽ dừng hoạt động vào tháng 4/2013, theo một blog trên trang Zini.


Zing Live là một mạng xã hội truyền thông giúp lan truyền các thông điệp ngắn kiểu Twitter. Zing Live ra mắt vào tháng 9/2011 và sử dụng tài khoản của Zing. Thời gian đầu Zing Live hoạt động độc lập với Zing Me, nhưng sau đó người dùng Zing Me được khuyến khích cập nhật câu trạng thái (status) qua Zing Live.

Blog của nhóm phát triển cho biết quyết định dừng Zing Live là "một quyết định khó khăn".

Bên cạnh đó, Zini sẽ ra mắt phiên bản thử nghiệm Alpha vào ngày 30/3 để thay thế Zing Live. Các tài khoản Zing Live cũ, trừ các tài khoản VIP, sẽ không được bảo lưu trên Zini.

Thông qua bài post này, nhóm làm sản phẩm Zini cũng bật mí đôi chút về sản phẩm thông qua một video.


Qua Video này, có thể thấy sản phẩm Zini sẽ sử dụng hashtag (những cụm từ bắt đầu bằng dấu #) để tập hợp các sự kiện hoặc chủ đề giúp người dùng dễ theo dõi các vấn đề thời sự, như trên Twitter.

Gần đây, giới công nghệ cũng đang chú ý tới sản phẩm Zini. Có một số tin đồn cho rằng Zini sẽ trở thành một mạng xã hội lai giữa Twitter và Facebook, theo mô hình mạng xã hội Weibo nổi tiếng ở Trung Quốc.

Cũng có ý kiến khác nhận định VNG sẽ dùng Zalo, một ứng dụng liên lạc miễn phí của VNG, kết hợp với nguồn thông tin của Báo Mới, đơn vị vừa được VNG đầu tư, để cho ra đời Zini: sản phẩm kết hợp giữa truyền thông chính thống qua báo chí và truyền thông lan truyền từ nguồn tin của người dùng.

Quán cafe - Agile Retreat – Kết hợp huấn luyện và nghỉ mát cùng các chuyên gia hàng đầu về Agile

Quán cafe - Agile Retreat – Kết hợp huấn luyện và nghỉ mát cùng các chuyên gia hàng đầu về Agile
Agile Retreat cung cấp chương trình huấn luyện, đào tạo và cố vấn chuyên nghiệp kết hợp với việc nghỉ mát cùng với các chuyên gia hàng đầu về Agile nhằm giúp các tổ chức phát triển những nhân tố trong đội ngũ agile của mình trở thành hạt nhân trong việc đổi mới, cải tiến để mang lại những giá trị mới cho tổ chức.

Vào ngày 27/03/2013 tới đây, Agile Retreat sẽ tổ chức chương trình huấn luyện đặc biệt về Agile tại Việt Nam trong thời gian 5 ngày 4 đêm, địa điểm tổ chức lần này là Madagui Resort & Spa cao cấp ở Đà Lạt. Kết hợp nghĩ dưỡng và huấn luyện, đào tạo, Agile Retreat sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị mà bạn có thể chưa từng trải qua trước đây khi bạn tham gia chương trình lần này.



Agile Retreat được thành lập với Alex Rosales và Nhan Vu Tri, cũng những thành viên sáng lập ra Agile Việt Nam. Agile Việt Nam ra đời với mục đích đưa những nguyên lý và thực hành Agile vào cộng đồng. Ra đời từ năm 2011, Agile Việt Nam đã và đang truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo tương lai về việc làm thế nào để trở nên hiệu quả hơn thông qua các sự kiện hàng tháng, các buổi seminar, workshop và các hội nghị quốc tế thường niên.

Tại sao nên tham gia chương trình này?

Mỗi người đều có phương pháp học tập riêng phù hợp cho mình. Một số người thì dùng phương pháp tìm hiểu qua thị giác (đọc, nhìn), số khác thì chọn phương pháp thực hành (qua xúc giác, thính giác), một số người thì thích lắng nghe người khác chia sẻ hoặc kể về điều gì đó (thính giác). Nhưng đâu là phương pháp tốt nhất? Thực tế nó phụ thuộc vào mỗi người, đặc biệt là cách mỗi người sử dụng các giác quan để xử lý tín hiệu xung quanh.

Hiểu được rằng việc học không chỉ giới hạn trong lớp học hoặc chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất, Agile Retreat được lập ra với mong muốn kết hợp nhiều phương pháp học tập để đạt hiệu quả tốt nhất.

Công nghệ đang thay đổi thế giới một cách nhanh chóng và trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Agile đã được sinh ra vì những thách thức trong quá trình phát triển phần mềm. Các dự án mất quá nhiều thời gian để tạo ra một thứ gì đó và phát sinh nhu cầu phát triển thích nghi và lặp lại. Từ những thách thức đó, Agile đã ra đời, và các nguyên tắc của nó đã được viết trong Agile Manifesto vào tháng 2/2001 tại một hội nghị với sự tham gia của 17 chuyên gia độc lập của các phương pháp lập trình.

Trong thế giới ngày nay, đặc biệt là trong các dự án liên quan đến Internet, có một nhu cầu đó là chuyển giao các dự án nhanh chóng và thường xuyên. Agile cho phép bạn đưa ra giá trị kinh doanh một cách liên tục, nhanh chóng hơn và nó cũng đảm bảo rằng giá trị này kéo dài theo thời gian. Nó cũng cho phép bạn nắm bắt được sai phạm và biết được nguyên nhân đễn đến thất bại nhanh hơn so với khi bạn áp dụng các phương pháp khác.

Ai có thể đăng kí tham gia chương trình này?

Bất kì ai cũng có thể đăng kí tham gia chương trình này. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho cả nhóm, người tham dự cần phải đáp ứng được ít nhất một trong các yêu cầu sau:

  • Tham dự ít nhất một trong các buổi workshop của Agile Việt Nam.
  • Được chứng nhận bởi Scrum Alliance, Scrum.org, Agile Alliance hoặc tổ chức Agile được công nhận khác.
  • Đã được chứng minh kinh nghiệm làm việc chuyên môn trong một công ty có sử dụng bất kì phương pháp Agile nào như Scrum, XP...

Các thức đăng kí

Bạn điền thông tin vào form theo link này, ban tổ chức sẽ liên hệ với bạn ngay sau đó để tiến hành hoàn tất việc đăng kí tham dự của bạn: Đăng kí tham dự Agile Retreat 2013

Huấn luyện viên trong chương trình lần này, họ là ai?

- Daniel Teng: 8 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo agile và người đứng đầu các nhóm agile. Anh là huấn luyện viên duy nhất về Scrum được chứng nhận ở Trung Quốc. Anh là sáng lập viên của nhóm nghiên cứu và phát triển Iderto Thượng Hải. Anh đã và đang giúp đỡ các tổ chức đa quốc gia trong quá trình chuyển đổi sang agile. Các công ty này đến từ nhiều ngành khác nhau như là viễn thông, ERP, CAD/CAM, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,... Ngoài ra, anh còn là đầu tàu trong việc phát triển công động agile tại Trung Quốc, và anh cũng là một trong những thành viên chủ chốt của Agile Tour.

- Dương Trọng Tấn: nhiều năm kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm và đào tạo các khóa học phát triển phần mềm tại các trung tâm FPT Aptech Computer Education và đại học FPT trước khi trở thành người đứng đầu trong việc giảng dạy tại FPT Aptech Computer Education ở Hà Nội, nơi anh chịu trách nhiệm phát triển các chiến lược giảng dạy cho các khóa học, chất lượng và kinh nghiệm học tập. Ngoài ra, anh còn là đồng sáng lập của nhóm HanoiScrum tạo điều kiện phát triển cộng đồng agile tại Việt Nam.

- Dennis Duan: hiện tại là phó chủ tịch về kĩ thuật của Douban Trung Quốc, một công ty công nghệ với hơn 80 triệu người sử dụng và hơn 300 nhân viên. Douban tập trung vào mạng xã hội theo sở thích và có 4 dòng sản phẩm chính: sách báo, phim ảnh, âm nhạc và cộng đồng. Tại Douban, anh chịu trách nhiệm về toàn bộ đội ngũ kĩ thuật. Anh đang kết hợp nhiều hướng tiếp cận agile khác nhau để cho thấy cách họ sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao là như thế nào. Anh đã làm việc về phát triển Agile từ năm 2007 khi anh gia nhập vào Google Trung Quốc với vài trò Test Manager. Tại đây, anh là chìa khóa cho thành công của một số dự án. Anh có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo về Agile và cải tiến liên tục (continuous improvement) trong tổ chức.

Quán cafe - Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 Khép lại với nhiều ấn tượng Thế giới cà phê – Cà phê thế giới

Quán cafe - Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 Khép lại với nhiều ấn tượng Thế giới cà phê – Cà phê thế giới

Lễ Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 Khép lại với nhiều ấn tượng Thế giới cà phê – Cà phê thế giới



Nhận giải cúp vàng chất lượng đêm bế mạc Lễ Hội Cà Phê

Buôn Ma Thuột, ngày 14 tháng 03 năm 2013,

Thu hút hơn 3.000 khách du lịch và 280.000 lượt người tham quan trong và ngoài nước chỉ trong 4 ngày diễn ra từ 9/3 đến 13/3, Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 đã chính thức khép lại trong thành công và để lại rất nhiều thành tích ấn tượng, trong đó nổi bật là Hội chợ - triễn lãm chuyên ngành cà phê tại khu Bảo tàng Biệt Điện, Lễ hội đường phố, Dạ tiệc cà phê “Tinh thần cà phê Bền Vững” tại Làng cà phê Trung Nguyên, Chung kết Hội thi pha chế cà phê, Đêm giao lưu và vinh danh Nữ Hoàng Cà Phê của Hành trình Đi tìm Đại sứ Cà phê Việt Nam. Số lượng du khách tham quan Buôn Ma Thuột sẽ còn tăng cao sau khi kết thúc Lễ hội.

Hội chợ - triễn lãm tại khu Bảo tàng Biệt Điện tỉnh Đăk Lăk, số 2 Y Ngông, Buôn Ma Thuột bế mạc vào ngày 12/3 và để lại nhiều luyến tiếc trong lòng du khách gần xa. Tại buổi lễ bế mạc, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tặng bằng khen 5 nhà khoa học có nhiều đóng góp cho ngành cà phê, 20 nông dân sản xuất giỏi và trao cúp vàng chất lượng cho 20 sản phẩm cà phê của 17 doanh nghiệp, trong đó Trung Nguyên giành được 3 cúp vàng chất lượng cho các sản phẩm: 1- Cà phê bột Sáng tạo 8, Legendee; 2- Cà phê hòa tan G7; 3- Cà phê Tươi. Bên cạnh đó, 18 gian hàng đẹp, ấn tượng trưng bày tại Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê cũng được vinh danh và gian hàng của Trung Nguyên đã nhận được giải thưởng Gian Hàng Đẹp - Ấn tượng nhất & Giấy chứng nhận Nhà tài trợ Vàng của BTC Lễ Hội Cà Phê Lần 4 năm 2013 trao tặng.



Gian hàng Trung Nguyên có trưng bày đủ các loại hạt cà phê, triển lãm và giới thiệu tới các tín đồ cà phê, cộng đồng người yêu và đam mê cà phê câu chuyện của một thế giới cà phê đa sắc, đa dạng. Đó là 5 nền văn hóa cà phê tiêu biểu là Ethiopia, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam. Khách tham quan gian hàng Trung Nguyên có cơ hội được hướng dẫn cách pha chế, thưởng thức cà phê khác nhau trên thế giới và lắng nghe những câu chuyện mới mẻ về cà phê phin Việt Nam với triết lý sâu sắc. Chỉ riêng gian hàng của Trung Nguyên đã phục vụ cà phê cho hơn 20,000 lượt khách mỗi ngày. Đặc biệt, tại gian hàng còn có chương trình “Viết ước mơ” vô cùng thú vị, thu hút đông đảo du khách đến viết lời ước của mình và nhận sách Nghĩ Giàu Làm Giàu do các Đại sứ Cà phê và nhân vật nổi tiếng ký tặng như hoa hậu thế giới người Việt 2010 Diễm Hương,… Hơn 40,000 cuốn sách đã được trao tặng, trong đó 10,000 cuốn sách đã được chuyển tặng trường Đại học Tây Nguyên, 10,000 cuốn tặng 5 tỉnh Tây Nguyên.Hội chợ quy tụ 221 doanh nghiệp với 725 gian hàng tham gia trưng bày (trong đó có 116 gian hàng của 38 doanh nghiệp nước ngoài), bán các sản phẩm cà phê, máy móc, thiết bị phụ trợ liên quan đến ngành cà phê. Thông qua các hoạt động phong phú tại đây, du khách phương xa có dịp tìm hiểu, trải nghiệm sự độc đáo khác biệt trong từng giọt cà phê Buôn Ma Thuột.


Điểm ấn tượng tiếp theo là du khách sau khi tham quan các gian hàng tại Hội chợ - Triển lãm, còn có dịp ghé vào thăm Bảo tàng Biệt Điện, nơi trưng bày những hiện vật cổ có giá trị lớn nhất, lâu đời nhất của văn hóa Tây Nguyên. Đây là tư liệu quý giúp những người yêu mảnh đất bazan trù phú hiểu về một miền cao nguyên hoang sơ thuở trước với những đêm đại ngàn âm vang tiếng cồng chiêng và tiếng kể sử thi huyền bí, nồng men rượu cần. Đây cũng là nơi du khách có dịp khám phá về hành trình của cà phê thông qua bộ sưu tầm hàng đầu thế giới về cà phê: Bảo tàng cà phê thế giới với hàng ngàn hiện vật do Trung Nguyên cung cấp. Bảo tàng cà phê thế giới mà Trung Nguyên đang sở hữu được nhượng lại từ nhà sưu tập Jens Burg ở Đức với hơn 10.000 hiện vật. Hiện nơi đây mới trưng bày khoảng 500 hiện vật đặc trưng như: những chiếc cối dùng để giã cà phê cổ nhất ở Ethiopia chưa xác định được niên đại, những chiếc ấm đựng cà phê bằng đồng, bằng bạc sản xuất từ năm 1700, túi da dê ủ ấm cà phê cùng những chiếc máy pha cà phê được chế tạo từ nhiều thời kỳ khác nhau, chiếc cân tiểu li Hy Lạp,… Bảo tàng còn dành riêng khu vực giới thiệu những chiếc lò rang, máy pha chế, ủ nóng cà phê bằng điện hoặc gas, chủ yếu của các nước châu Âu sản xuất từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Ngoài ra, còn có không gian quen thuộc của những chiếc gùi, dụng cụ sản xuất cà phê của người Tây nguyên; bộ sưu tập đồ pha chế cà phê của châu Á, trong đó có những chiếc phin lọc cà phê đầu tiên bằng sứ được chế tạo từ đầu thế kỷ 19, sau đó cải tiến bằng nhôm, thiếc… rất phổ biến ở VN hiện nay. Giữa những hiện vật độc đáo về cà phê của nhiều châu lục, người xem bật cười thú vị trước bức tượng thạch cao mô tả một người châu Phi thưởng thức cà phê với vẻ sảng khoái... 


Ấn tượng hơn cả là tại khu vực Bảo tàng còn chiếu bộ phim Black Coffee (tạm dịch là Cà Phê Đen) với rất nhiều khung ảnh và nội dung độc đáo đặc biệt thu hút du khách. Đây là một bộ phim nổi tiếng trên thế giới của công ty La Fête, công ty ra đời năm 1980 bởi Rock Demers - nguyên là cựu chiến binh. Cho đến nay, La Fête đã sản xuất 29 phim truyện, khoảng 50 giờ cho phim tài liệu, 6 bộ phim truyền hình được phát sóng trên giờ vàng với ngân sách đầu tư lớn và loạt phim ngắn để phát sóng
trên toàn thế giới. Sau một lần tình cờ được xem bộ phim Black Coffee, ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên đã quyết tâm tìm mọi cách thương thuyết với nhà sản xuất bộ phim để mua lại bản quyền, công chiếu rộng rãi bộ phim này cho người yêu và đam mê văn hóa cà phê. Trải qua hơn 3 tháng tìm hiểu, tiếp xúc và thương thuyết, Trung Nguyên chính thức được độc quyền sử dụng 3 tập của bộ phim này trong 3 năm và công chiếu tại các quán cà phê ở Singapore và Việt Nam, trên truyền hình và khu vực bảo tàng này. Những đóng góp trên một lần nữa cho thấy quyết tâm cao độ của Trung Nguyên với sứ mệnh mang văn hóa cà phê đến gần hơn và rộng rãi hơn với cộng đồng, để mọi người hiểu được giá trị cũng như lịch sử hình thành và phát triển của cà phê.



Đặc biệt, bắt đầu từ khu vực Trung tâm Văn hóa Tỉnh Đắk Lắk (Ngã 6 Ban Mê), Lễ hội đường phố với chủ đề “Thế giới cà phê – cà phê thế giới” đã thu hút rất đông sự tham gia và chú ý của du khách, nổi bật là hình ảnh đoàn diễu hành theo đội hình tứ tượng, biểu trưng cho sự bền vững của Tây Nguyên: 8 chú voi, 13 xe hoa doanh nghiệp, 10 xe Jeep, 10 xe ngựa chở khách quý và các Đại sứ Cà phê Việt Nam, 150 nghệ nhân cồng chiêng, 100 xe Vespa, gần 1000 người lớn và trẻ em đi diễu hành bằng xe, 50 xe đạp, 100 xe Exiter tay ga,… Các đoạn đường đều tràn ngập người dân đổ ra hai bên để xem Lễ hội đặc sắc này. Lễ hội đường phố thực sự là ngày hội của quần chúng, cho quần chúng và chính quần chúng thực hiện, đóng góp vào chuỗi các hoạt động liên hoàn của chương trình. Lễ hội được tổ chức trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Y Bih Alêô, Lê Thị Hồng Gấm, Ngô Quyền. Lộ trình diễu hành cụ thể của các đội hình như sau: Sau lễ khai mạc, các đoàn diễu hành theo trình tự đi ngang qua lễ đài tại Ngã Sáu. Các đoàn cồng chiêng, múa, hoạt động trình diễn có 2 phút biểu diễn trước lễ đài và tiếp tục di chuyển diễu hành theo đường Nguyễn Tất Thành – ngã tư Trần Hưng Đạo rồi chia thành 2 tuyến: Tuyến 1 (đoàn đi bộ, voi, cồng chiêng, trống, kèn, múa, rối…), rẽ trái đường Trần Hưng Đạo, rẽ phải đường Y Bih Alêô tiến thẳng đến Quảng trường 10-3. Tuyến 2 (xe đạp, xe cơ giới, xe ngựa…) tiếp tục đi thẳng theo đường Nguyễn Tất Thành, vòng qua bùng binh Km3, đi lại đường Nguyễn Tất Thành đến đường Lê Thị Hồng Gấm, rẽ trái Ngô Quyền về Quảng trường 10-3. Lễ hội đường phố ấn tượng, vui nhộn với nhiều nội dung mang sắc màu Tây Nguyên, sắc màu cà phê như đội hình đại sứ cà phê nhằm thể hiện thông điệp về sắc đẹp cà phê, đội hình kèn đồng và trống thể hiện câu chuyện về mầm sống cà phê… Các vũ điệu được trình diễn trên đường không chỉ giới thiệu về văn hóa Tây Nguyên mà còn thể hiện những điệu múa với trang phục đặc trưng của 17 nước trồng cà phê trên thế giới. Tất cả nhằm hướng tới thông điệp: Cà phê thế giới – Thế giới cà phê.

Ngoài ra, đêm chung kết Hội thi Pha chế cà phê còn là sự kiện được nhiều người trông đợi mùa Lễ hội này. Hội thi pha chế cà phê nhằm hướng tới mục đích công nhận và phát huy tài năng của những pha chế viên, đặc biệt là chuyên pha chế cà phê đang làm việc tại các Nhà hàng, khách sạn, Bar, quán cà phê... Thông qua cuộc thi, các tài năng pha chế biểu diễn sự sáng tạo trong các cách thức pha chế cà phê trên thế giới, qua đó giới thiệu và quảng bá cà phê Việt Nam, hướng dẫn cách pha chế cà phê Việt Nam nhằm thể hiện nét văn hóa ẩm thực cà phê riêng của người Việt Nam. Hội thi pha chế cà phê Việt Nam đã thu hút các baristas hàng đầu đến thi tài cũng như các nhà quản lý nhà hàng cà phê và những khách hàng tiềm năng, những người sẽ tận mắt chứng kiến khoảnh khắc đăng quang của nhà vô địch sau ba ngày thi đấu đầy thú vị. Giải nhất đã thuộc về Lê Thanh Vinh - nhà hàng cà phê Givral (TPHCM), người sẽ đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi pha chế cà phê FHA năm 2014 tại Singapore. Đệ nhị và đệ tam – hai ứng viên được đánh giá không thua kém gì đệ nhất đó chính là Tống Thị Kim Phi và Bùi Hoàng Nhật Minh, chuyên viên pha cà phê của Trung Nguyên.

Đây cũng là mùa lễ hội cà phê đầu tiên tổ chức Hành trình Đi tìm Đại sứ Cà phê Việt Nam, qua danh hiệu Nữ hoàng cà phê để mở rộng quảng bá hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt ra thế giới. Trải qua một hành trình dài tuyển chọn từ hơn 300 hồ sơ ứng viên gửi về từ các Đoàn trường đại học trên cả nước, Ban tổ chức đã tìm ra 19 Đại sứ Cà phê Việt Nam và sau Hành trình trải nghiệm với rất nhiều hoạt động thực tế đặc sắc như học cách trồng và chăm sóc cây cà phê, học cách pha chế một ly cà phê ngon cũng như khám phá văn hóa cà phê thế giới, gặp gỡ người dân bản địa và trải nghiệm cảnh sắc Tây Nguyên hùng vĩ với nhiều kinh nghiệm thú vị như làm rượu cần, thăm thác Dray Nur,… đêm 10/3, danh hiệu Nữ Hoàng Cà Phê Việt Nam 2013 đã được vinh danh và chủ nhân là Nguyễn Lâm Diễm Trang đến từ Vĩnh Long. Sở hữu một gương mặt thanh tú, ứng xử thông minh, yêu và am hiểu về văn hóa cà phê, Nguyễn Lâm Diễm Trang đã xuất sắc vượt qua các Đại sứ khác, mang trong mình vai trò quảng bá văn hóa cà phê Việt Nam ra thế giới kể từ hôm nay. Theo đó, Nguyễn Thanh Thảo đến từ Phú Thọ đoạt giải người đẹp Sáng tạo Tài năng, Trần Ngọc Nguyên Khánh đến từ TP.HCM đoạt giải người đẹp Passiona đến từ HCM, Lô Thị Hương Trâm từ Nghệ An đoạt giải người mặc áo dài đẹp nhất từ Nghệ An, H Pi Niê từ DakLak đoạt giải người pha cà phê ngon nhất và Đặng Thị Thanh Thiện là người được bình chọn cao nhất qua mạng. Cũng trong đêm vinh danh này, ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên, Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và Nữ Hoàng Cà Phê Nguyễn Lâm Diễm Trang đã có buổi giao lưu thân mật với thanh niên tại Đại học Tây Nguyên. Không khí hết sức sôi nổi, kết hợp với các tiết mục âm nhạc Tây Nguyên vô cùng độc đáo do Siu Black, Quốc Thiên, V.music,… trình diễn.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là một trong những lễ hội lớn mang tầm quốc gia, góp phần quảng bá, khẳng định thương hiệu cà phê, khuyến khích tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Lễ hội còn là dịp để nâng cao giá trị gia tăng hạt cà phê Việt Nam, tiêu thụ nội địa, đẩy nhanh chế biến sâu, xây dựng, quảng bá cà phê Việt Nam, đặc biệt là cà phê Ban Mê Thuột. Thông tin về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 đã được truyền tải sống động trên 100 tờ báo trong và ngoài nước. Lễ hội cũng thu hút trên 80 Đại sứ, Tổng lãnh sự và đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam tham gia.

Trước ngày khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 4, năm 2013 (8/3), tại Làng cà phê Trung Nguyên đã diễn ra đêm Dạ tiệc cà phê do Trung Nguyên tổ chức với chủ đề “Tinh thần cà phê bền vững” được tổ chức hết sức đặc sắc, ấn tượng và có sự góp mặt của hơn 300 vị khách quý bao gồm các Đại sứ, Tổng lãnh sự, khách mời quốc tế, truyền thông,… Không gian trang trí mộc mạc nhưng đặc sắc, tinh tế, sang trọng đẳng cấp, gắn với không gian Văn hóa cà phê tại làng cà phê Trung Nguyên giúp khách mời có thể cảm nhận được hồn Đất, hồn Nước, hồn người, hồn Nghề mà cà phê tồn tại và phát triển, thăng hoa trên vùng đất Buôn Ma Thuột. Hồn cà phê là trung tâm trong việc trang trí không gian, trang trí ẩm thực và nội dung chương trình. Ngay cả ẩm thực cũng vô cùng đặc sắc khi mang đậm phong cách dạ tiệc thiên nhiên, chủ đề sinh thái xanh do chuyên gia Phú Quý Sinh Đôi tư vấn và thực hiện. Tham gia dạ tiệc, khách mời vừa được thưởng thức cà phê trong Không gian văn hóa cà phê vừa được gặp gỡ giao lưu, thưởng lãm và trải nghiệm các giá trị sáng tạo nghệ thuật trên Tinh thần cà phê bền vững.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch của Tập đoàn Trung Nguyên chia sẻ: “Hy vọng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột sắp tới sẽ thực sự là lễ hội của đồng báo người dân địa phương, mỗi nhà, mỗi buôn làng đều có thể tham gia và giới thiệu các “đặc sản” văn hóa cũng như vật chất của mình. Và để làm được điều đó rất cần sự chia sẻ và ủng hộ, tuyên truyền của báo chí trong và ngoài nước, đặc biệt là lãnh đạo địa phương.” Chia sẻ của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhận được sự đồng tình của chuyên gia văn hóa Linh Nga Niê KĐăm, nhạc sĩ Dương Thụ, nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh, nhà báo Nguyễn Công Khế, cùng nhiều Đại sứ ngoại giao và khách mời tri thức khác tham gia tại Lễ hội.

Quán cafe - 30 - 50 quỹ đầu tư quy mô nghìn tỷ USD tới Việt Nam

Quán cafe - 30 - 50 quỹ đầu tư quy mô nghìn tỷ USD tới Việt Nam
Đây là lần đầu tiên, một hội nghị thường niên của TPG được tổ chức bên ngoài nước Mỹ. Sự kiện này cũng đánh dấu mối quan tâm ngày càng nhiều hơn của các quỹ đầu tư vốn tư nhân vào Việt Nam.
Từ ngày 19-21/3, tại khách sạn Sofitel Metropole, Hà Nội, Texas Pacific Group (TPG), một trong những tập đoàn đầu tư vốn tư nhân lớn nhất của Mỹ với lượng tài sản quản lý lên đến 54,5 tỷ USD, sẽ tổ chức hội nghị thường niên của mình cho các nhà đầu tư.
Đây là lần đầu tiên, một hội nghị thường niên của TPG được tổ chức bên ngoài nước Mỹ. Sự kiện này cũng đánh dấu mối quan tâm ngày càng nhiều hơn của các quỹ đầu tư vốn tư nhân vào Việt Nam.
Theo đánh giá của các quỹ đầu tư, hiện nay, Việt Nam là một trong những nền kinh tế sở hữu cơ cấu dân số trẻ nhất châu Á. Trong năm 2012, 25% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 15, với độ tuổi trung bình dân số là 28. Nhờ đó, tiềm năng tăng trưởng về tiêu dùng đang giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các quỹ đầu tư tư nhân nước ngoài.
Theo đại diện TPG, khoảng từ 30 - 50 quỹ tham gia hội nghị lần này có tổng số tài sản đang quản lý khắp nơi trên thế giới xấp xỉ 1 nghìn tỷ USD. Phần lớn các quỹ đầu tư tham gia hội nghị lần này đều chưa từng đến Việt Nam, nên đây sẽ là một cơ hội để họ tìm hiểu về môi trường kinh doanh cũng như có được những trải nghiệm thực tế về kinh tế Việt Nam.
Mục đích của hội nghị đầu tư do TPG chủ trì lần này là nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đánh giá lại danh mục đầu tư và sự biến động về giá trị của các khoản đầu tư trong năm. Việc tổ chức tại Việt Nam cũng sẽ phản ánh tốt hơn hoạt động đầu tư của TPG, với hơn một nửa danh mục đầu tư toàn cầu của quỹ này đang hiện diện tại các thị trường đang phát triển.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để các nhà đầu tư của TPG trao đổi và chia sẻ về các lĩnh vực và thương vụ đầu tư cho năm tới, cũng như các diễn biến vĩ mô cần quan tâm trên toàn cầu.

Quán cafe - Độc đáo 3 ý tưởng PR Việt Nam

Quán cafe - Độc đáo 3 ý tưởng PR Việt Nam
Từ đường cong chữ S, hẻm phố hay kho tàng truyện cổ tích Việt, các bạn sinh viên đã cho ra lò những ý tưởng độc lạ PR cho nước mình.
Cuộc thi Vietnam PR Concepts 2012 đã thu hút hơn 300 nhóm bạn trẻ tham gia với hàng trăm ý tưởng sáng tạo, độc đáo nhằm quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Sau hơn ba tháng nỗ lực, 3 nhóm xuất sắc nhất đã lọt vào chung kết xếp hạng, tự tin thể hiện các vòng thi: trình bày đề án, phản biện và bảo vệ đề án. Hãy cùng nghía qua 3 ý tưởng xuất sắc này nhé!

Nhóm Giải Mã: Việt Nam – Tuyệt tác đường cong (Giải nhất)

Nhóm gồm ba sinh viên Trần Việt Bảo Hoàng, Hoàng Nguyễn Hương Ngọc và Lý Linh Ngân đến từ trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2 tại TP HCM đã xuất sắc giành giải nhất trị giá 50 triệu đồng với chiến lược truyền thông “Việt Nam - Tuyệt tác đường cong". Nhóm Giải Mã đã vượt qua các đối thủ khác với ý tưởng độc đáo và cách trình bày thuyết phục.

"Tụi mình lấy ý tưởng từ hình ảnh đường cong hình chữ S, hình ảnh những bờ biển uốn cong, người phụ nữ trong tà áo dài, áo yếm, đường cong trong tâm hồn hay những thửa ruộng bậc thang… để hình thành nên ý tưởng này", nhóm cho biết.


Nhóm Giải Mã với ý tưởng xuất sắc Việt Nam – tuyệt tác đường cong.

Tại vòng chung kết, nhóm Giải Mã gây hào hứng với khản giả ngay từ phần giới thiệu với clip hết sức vui nhộn. Trên nền nhạc Vọng cổ teen, nhóm đã tự viết lại lời để giới thiệu về các thành viên cũng như đề tài dự thi của nhóm. Clip có những câu hát hết sức buồn cười nhưng ẩn chứa trong đó là những mong muốn khát khao tốt đẹp. “PR em vốn không rành, nhưng vì lòng yêu Việt Nam. Nên quyết tâm thực hành lăng xê Việt Nam của em xinh xắn tươi đẹp. Bà con ơi, chúng em là Giải Mã. Cùng có ước muốn làm PR. Làm nên cái tên nước nhà….Là cứ cong dzòng…một hình chữ S, xứng danh là tuyệt tác đường cong. Đường cong ơi em muốn mần anh thành ra hình ảnh PR nước nhà để người dân ta quảng bá khắp nơi nà…”.

Nội dung ý tưởng của nhóm Giải Mã là muốn PR hình ảnh đường cong đất nước, bằng các sự kiện như xác lập kỉ lục chữ S lớn nhất tại ba miền trong khuôn khổ “tuần lễ đường cong hay ấn phẩm “đường cong Việt” và bộ phim Những khoảng trời màu nắng với kinh phí dự kiến 400 tỷ đồng.

Nhóm Watermark: Văn hóa hẻm phố (Giải nhì)

3 thành viên: Giang (tín đồ nhiếp ảnh); Vũ (Phù thủy chiến lược); Tú (thiền sư điềm tĩnh) đến từ trường Đại học RMIT Việt Nam với phần trình bày và phản biện thông minh đã đoạt giải nhì với đề tài Văn hóa hẻm phố.

Đây là một ý tưởng nhóm dựa trên hình ảnh quen thuộc, gần gũi của những con hẻm ở đất nước Việt Nam. Những con hẻm đặc trưng, ở đó như là một xã hội thu nhỏ với nhịp sống hết sức đa dạng, thú vị của người dân. Mỗi một con hẻm ở mỗi một vùng miền đều mang những nét đặc trưng những nét văn hóa riêng biệt. Ở đó bạn sẽ nhận ra những chi tiết như kiến trúc, con người, cà phê cóc, ẩm thực đường phố… muôn màu muôn vẻ.


Nhóm Watermark gần gũi với ý tưởng Văn hóa hẻm phố.

Với phương châm Hành trình tìm kiếm thương hiệu mới cho quốc gia Việt Nam nhóm Watermark đã để lại một ấn tượng rất sâu sắc với Ban giám khảo và khán giả bởi sự gần gũi và rất thực tế.

Nhóm Efelen: Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam (Giải ba)

Là một đại diện nữa của Trường ĐH Ngoại thương TP HCM, ba cô gái sinh năm 1990 Ngọc Đình, Diễm Hạnh, Minh Trang đã mang đến một ý tưởng đậm chất dân gian, màu sắc văn hóa dân tộc Việt: truyện cổ.

Với một thông điệp: Truyện cổ dân gian - Tinh túy Việt - Tinh hoa nhân loại, nhóm hy vọng nó sẽ có sức lan tỏa mạnh mẽ đến với nhiều người. Khai thác hình ảnh Việt Nam thông qua những câu chuyện cổ Tấm Cám, Thánh Gióng, Trầu Cau, vừa là niềm tự hào truyền thống, vừa chất chứa tinh hoa, cốt cách dân tộc chính là ý tưởng PR hình ảnh Việt Nam của nhóm Efelen.


Nhóm Efelen với ý tưởng đậm sắc màu văn hóa Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.

"Tụi tớ muốn truyện cổ dân gian sẽ xứng tầm là sứ giả văn hóa đại diện cho bản sắc dân tộc và trở thành thương hiệu quốc gia. Tụi tớ cũng mong muốn thế hệ trẻ hôm nay hãy luôn khát khao để quảng bá hình ảnh Việt Nam ta đến bạn bè năm châu bốn bể bằng những nét đặc trưng nhất", nhóm Efelen cho biết.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Quán cafe - “Cách mạng nhung” trong ngành bán lẻ

Quán cafe - “Cách mạng nhung” trong ngành bán lẻ

“Cách mạng nhung” trong ngành bán lẻ

shoponline 1 131a7Đằng sau những nhãn hàng riêng của các siêu thị là những suy tính cân não của cả nhà sản xuất lẫn nhà phân phối. Vậy liên kết, hợp tác với nhà phân phối để cho ra hàng nhãn độc quyền theo hướng "kết hợp giá trị" hay tính tới một đối thủ cạnh tranh mới?
Nhãn hàng riêng có thể được xem là một "gam" gia vị riêng để NTD có thêm sự lựa chọn khi mua sắm trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay
Nhãn hàng riêng sẽ là một chiến lược rất thú vị của nhiều nhà bán lẻ và cũng là thử thách rất lớn cho các nhà sản xuất muốn giữ và xây dựng thương hiệu của chính mình thay vì trở thành nhà gia công.
Cuộc chạy đua của các nhà phân phối
Mở đầu trào lưu ra nhãn hàng riêng tại VN có thể kể đến Co.opmart với các sản phẩm của các đơn vị sản xuất thành viên của SaigonCo.op, ban đầu chỉ giới hạn trong một vài ngành hàng tạp phẩm như nước chấm, chao... hiệu Nam Dương. Sau đó đến hệ thống siêu thị Metro Cash&Carry. Ngay từ khi vào VN, đại gia bán sỉ này đã tung ra rất nhiều nhãn hàng riêng như: Aro, Quality, Horeca... Metro đa dạng hóa nhãn hàng riêng theo kiểu "thử và sai" nhằm đạt tỉ lệ tối ưu về danh mục sản phẩm, đồng thời đáp ứng các phân khúc khác nhau như người tiêu dùng, người bán sỉ. Không dừng lại ở việc phân phối trong hệ thống, Metro còn liên kết với các điểm bán lẻ để phân phối nhãn hàng riêng của mình.
Bigc có mặt tại thị trường VN từ năm 1995 với sản phẩm nhãn hàng riêng đầu tay là thịt nguội eBon đến 2007, Big C tung nhãn hàng riêng tiếp đó là "Wow! Giá hấp dẫn" (năm 2007), bánh mì, bánh ngọt "Bakery Big C" (năm 2009)... Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Thái Dũng - Phó TGĐ Siêu thị BigC Thăng Long cho biết, hiện các sản phẩm này chỉ chiếm tỉ trọng khá "khiêm tốn" với gần 0,1% trong hệ thống siêu thị. Mặc dù vậy, nhìn nhận về chiến lược kinh doanh này, ông Dũng vẫn kỳ vọng sản phẩm nhãn hàng riêng đang là xu hướng kinh doanh bán lẻ mới, mang lại lợi cho cả 3 bên: nhà sản xuất, nhà phân phối và NTD. Do đó, hiện BigC đang đẩy mạnh đưa ra các sản phẩm nhãn hàng riêng giá rẻ khi liên kết với 70 DN sản xuất. Mỗi nhà phân phối, nhà bán lẻ có một chiến lược riêng cho nhãn hàng riêng của mình, nhưng tựu trung vẫn là thu hút khách hàng, tạo sự khác biệt, tăng lợi nhuận, khách hàng - ông Dũng cho biết.
Và số phận nhà sản xuất
Trong cuộc đua làm nhãn hàng riêng của các siêu thị, ai nắm được vận mệnh của nhà sản xuất sản phẩm gia công, nhà cung ứng nguyên liệu, thì sẽ nắm phần thắng trong tay. Vậy nên, cuộc chiến nhãn hàng riêng cũng kéo theo số phận của các nhà sản xuất. Kinh nghiệm từ các nhà sản xuất hàng hóa cho ông trùm bán lẻ Wal - Mart là không bao giờ cung cấp quá 30% sản lượng. Nếu cung cấp vượt quá tỉ lệ đó, nhà sản xuất có thể mất kiểm soát, hoặc có thể phải chịu thiệt hại nặng nề nếu Wal - Mart thay đổi hãng cung ứng, hoặc phát triển nhãn hiệu riêng.
Thực tế ở VN, theo ông Vũ Vinh Phú- Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, nhà sản xuất hiện có hai luồng quan điểm. Một là, DN chấp nhận làm nhãn hàng riêng cho siêu thị để ăn theo uy tín của siêu thị, phát triển kinh doanh. Hai là, DN chấp nhận bị nhãn hàng riêng đè bẹp, ăn dần miếng bánh thị phần. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho cao là một động lực khiến các nhà sản xuất phải "nhảy vào" cuộc đua phát triển nhãn hàng riêng. Từ đầu năm 2012, Cty Ba Huân bắt đầu cung cấp trứng gia cầm sạch cho các siêu thị như Big C, Co.opmart, Metro tại TP HCM để làm nhãn hàng riêng, với tỉ lệ chưa đến 5% tổng doanh số bán ra của Cty. Theo ông Phạm Thanh Hùng - Phó giám đốc Cty Ba Huân, các tập đoàn bán lẻ cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải cung cấp hàng để họ làm nhãn hàng riêng. Hiện các siêu thị đang chiếm trên 30% tổng doanh số hàng bán ra của Cty. Nếu không chấp nhận gia công nhãn hàng riêng, thì sẽ mất mối vì các tập đoàn bán lẻ sẽ chọn nhà cung cấp khác ngay- ông Hùng nói.
Rõ ràng, đối với những nhà sản xuất chưa có thương hiệu mạnh, ngân sách hạn hẹp, thì nhãn hàng riêng sẽ là cơ hội tốt để tăng sản xuất. Nhưng đối với nhà sản xuất đã có tên tuổi, mức độ tác động của nhãn hàng riêng đến sản phẩm của DN chắc chắn bị ảnh hưởng.
Theo chia sẻ của một chuyên gia đầu ngành hàng bán lẻ VN, trước khi quyết định làm hàng nhãn riêng cho các siêu thị, DN cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng chuyện được - mất. Ngoài những cái được hiện hữu, làm hàng nhãn riêng tức là DN chấp nhận giảm lợi nhuận so với việc tự kinh doanh thương hiệu của mình, vì siêu thị bao giờ cũng đưa ra giá mua thấp hơn thị trường. Bên cạnh đó, sản xuất nhiều hàng nhãn riêng có thể khiến DN tự cạnh tranh với chính sản phẩm của mình, giảm cơ hội tự xây dựng một thương hiệu mạnh, giảm cơ hội tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng... Những đơn vị kém năng lực có thể mất luôn thương hiệu, dẫn đến việc trở thành một xưởng gia công chuyên nghiệp cho hệ thống phân phối. Lix là một ví dụ khá tiêu biểu. Trước đây, Lix từng được biết đến như một thương hiệu khá nổi tiếng trong ngành hàng gia dụng với sản phẩm nước rửa chén và bột giặt. Hiện nay, Lix đang cung cấp hàng nhãn riêng cho cả ba hệ thống: Metro, Big C và Co.opMart. Thậm chí Lix cũng đang gia công cho Omo, thương hiệu bột giặt số một của Tập đoàn Unilever- vị chuyên gia chia sẻ.
Liều thuốc thử cho DN
Nhãn hàng riêng quả thực là mối đe dọa đối với các nhà sản xuất, nhất là các DN nhỏ, chưa khẳng định được thương hiệu. Tuy nhiên, có rất nhiều cách để vượt qua mối đe dọa này, bởi suy cho cùng nhà sản xuất mới vẫn nắm nhiều lợi thế trong lĩnh vực của mình. Vấn đề của nhà sản xuất là phải hiểu rõ về nhãn hàng riêng, chấp nhận nó như một xu hướng tất yếu và chủ động đối phó.
Có thể xem nhãn hàng riêng là liều thuốc thử cho DN bởi qua đó sẽ đo đếm sản phẩm của nhà sản xuất đã thực sự là thương hiệu khó thay thế hay chưa. Để cạnh tranh, nhà sản xuất cần liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng, bổ sung tính năng mới cho sản phẩm để hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần tạo ra những sản phẩm mới nhằm tạo ra chiến lược bao vây, hỗ trợ cho sản phẩm cũ. Cao hơn nữa là phải tạo ra những sản phẩm độc đáo, riêng biệt để tạo lợi thế cạnh tranh; đồng thời đẩy mạnh đầu tư cho tiếp thị sản phẩm, mở rộng kênh phân phối, bán hàng... "Cách khôn ngoan là đẩy mạnh kênh bán hàng truyền thống, một kênh phân phối mà các nhãn hàng riêng của các siêu thị chưa và khó tiếp cận" - một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối chia sẻ.
Trong thời khủng hoảng, việc đua nhau phát triển nhãn hàng riêng là một tất yếu. Tuy nhiên, đã đến lúc DN cần xác định mình muốn "là chính mình" hay trở thành một địa chỉ gia công chuyên nghiệp trong chuỗi cung ứng. Cao hơn một bước, DN sản xuất, nên chăng, hãy nghĩ đến việc liên kết, hợp tác với nhà phân phối để cho ra hàng nhãn độc quyền theo hướng "kết hợp giá trị".
Theo Dùng hàng Việt.

Quán cafe - Độc quyền x 3

Quán cafe - Độc quyền x 3

Độc quyền x 3

Việc hợp tác giữa EVN, PVN và TKV có thể dẫn đến tình trạng độc quyền và khả năng chi phối trên thị trường càng lớn hơn nữa.


Ngày 26.2, 3 tập đoàn nhà nước trong lĩnh vực năng lượng là Tập đoàn điện lực (EVN), tập đoàn dầu khí (PVN) và tập đoàn than-khoáng sản (TKV) đã ký kết hợp tác chiến lược với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nội dung chi tiết của hợp tác này không được công bố chính thức, nhưng một số thông tin tổng quan được công bố cho thấy hợp tác này sẽ bao trùm khá nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, nhân lực cho đến lĩnh vực truyền thông.

Một nội dung quan trọng được công bố là TKV cam kết sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục nguồn than cho các nhà máy điện của PVN, EVN. Còn PVN sẽ nỗ lực tối đa trong việc cung cấp khí cho các nhà máy điện của EVN. Ngược lại, EVN cam kết sẽ đảm bảo cung ứng điện ổn định cho 2 tập đoàn bạn và sẽ mua lại tối đa sản lượng điện của các nhà máy sản xuất điện do PVN và TKV sở hữu.
Năng lượng là lĩnh vực tối quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Mỗi quốc gia trên thế giới đều cố gắng xây dựng cho mình những tập đoàn năng lượng với quy mô lớn. Ở Việt Nam, điều này cũng tương tự khi vốn điều lệ của EVN hiện đã lên tới 143.404 tỉ đồng, PVN là 177.628 tỉ đồng và TKV là 14.794 tỉ đồng.

Tuy vậy, 3 tập đoàn này hiện vẫn chưa hoạt động hiệu quả như mong đợi. Đáng lo ngại hơn, cả 3 đều là những đơn vị đi vay nợ lớn nhất trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Giữa các đơn vị này cũng nợ chồng chéo lẫn nhau. Số tiền nợ mua điện của EVN với PVN tính đến tháng 9.2012 lên đến 14.000 tỉ đồng, còn với TKV là khoảng 500 tỉ đồng.

Với việc trở thành đối tác chiến lược của nhau và cùng với vị thế lớn của mình, liên kết tay 3 điện-than-dầu khí này có thể tạo nên một liên minh đầy quyền lực và từ đó sức tác động đến nền kinh tế có thể sẽ rất lớn.

Trao đổi với NCĐT, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, việc kết hợp này có thể mang lại những lợi ích tích cực cho nền kinh tế nếu các tập đoàn này thực sự nghiêm túc trong việc hợp tác, tận dụng được những ưu thế của mình để phối hợp hoạt động hiệu quả.

Theo bà Lan, trước đây giữa các tập đoàn này cũng xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh cãi ví dụ như nợ tiền bán điện hay EVN mua điện của Trung Quốc trong khi các nhà máy điện của PVN và TKV vẫn chạy dưới công suất. Vì vậy, sau khi trở thành đối tác chiến lược, việc giải quyết các mâu thuẫn có thể sẽ ổn thỏa hơn, hướng tới lợi ích chung cho nền kinh tế.

Tuy vậy, viễn cảnh tiêu cực không phải là nhỏ. Điều đáng lo ngại đầu tiên có lẽ đến từ sự độc quyền. Trước khi hợp tác, mỗi tập đoàn này đã chiếm thị phần lớn nhất hay độc quyền trên phân khúc thị trường của mình. Do đó, việc hợp tác này có thể dẫn đến tình trạng độc quyền và khả năng chi phối trên thị trường càng lớn hơn nữa.

Trong nguyên tắc hợp tác chiến lược này, EVN sẽ mua lại tối đa nguồn điện sản xuất từ PVN và TKV. Nếu những thỏa thuận ngầm xảy ra với những ưu đãi kèm theo giữa 3 bên, rất dễ xảy ra nguy cơ đẩy các đơn vị tư nhân khác ra khỏi ngành. “Điều này có thể ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng thị trường điện cạnh tranh” bà Lan nói.

Một nguy cơ khác đến từ sự kém minh bạch thông tin của các tập đoàn này. Việc làm ăn lãi lỗ, sai sót tài chính của các tập đoàn này vẫn còn quá lập lờ. Việc thanh tra kiểm soát của các cơ quan quản lý đối với mỗi tập đoàn đã là đều quá khó khăn. Giờ đây với sự hợp tác này, chắc chắn việc thanh tra giám sát các tập đoàn này sẽ khó khăn hơn nhiều.

Cuối là là việc công bố thông tin. Trước đây, thỉnh thoảng công chúng vẫn được biết những vụ tranh chấp quyền lợi giữa các tập đoàn này khi chúng hoạt động tương đối độc lập, nhờ đó đánh giá được phần nào khả năng hoạt động của các tập đoàn. Giờ đây với sự hợp tác chiến lược về mặt truyền thông, liệu những thông tin như thế sẽ xuất hiện hay tình trạng “xấu che, tốt khoe” sẽ còn trầm trọng hơn nữa?

Việc trở thành đối tác chiến lược cũng sẽ gây khó khăn cho Nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực đầu tư cho các tập đoàn. Gần đây, các tập đoàn này đã xin Chính phủ được phép phát hành trái phiếu, đòi được hưởng các ưu đãi như ưu tiên vốn đầu tư ODA, vốn trái phiếu chính phủ, hay đòi Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài. Liệu khi trở thành các đối tác chiến lược với quy mô lớn hơn, sức ép đòi hỏi của các tập đoàn này sẽ lớn cỡ nào?