Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Facebook thách thức Google với Graph Search



   Công cụ tìm kiếm sẽ cho phép những người sử dụng Facebook tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi về bạn bè của họ.
                                   Facebook CEO Mark Zuckerberg.
   Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg giới thiệu Graph Search trong một cuộc họp báo ngày hôm nay tại trụ sở chính  Công viên Menlo,  như là một cách thức mới để tìm kiếm bạn bè, hình ảnh, địa điểm có liên quan nhất cho người dùng Facebook.
   Graph Search là công cụ mạng xã hội mới nhất giúp người dùng có thể tiếp cận nguồn tài nguyên khổng lồ với một tỉ người dùng, 240 tỉ bức ảnh và hơn 1000 tỷ kết nối. Công cụ này được thiết kế cho phép người dùng có thể tìm kiếm câu trả lời cho tất cả những câu hỏi liên quan đến người dùng khác, những bức ảnh, địa điểm hay tất cả những gì liên quan. Zuckerberg nói rằng hiện tại  chỉ có một nhóm nhỏ dùng thử Graph Search và trong thời gian tới Graph Search sẽ có mặt trên desktop với ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh.
   Mọi người có thể sử dụng công cụ tìm kiếm có cấu trúc này để nhớ lại những kỷ niệm cũ, tìm thấy những người bạn cũ, ... Dịch vụ Kết hợp nhiều bộ lọc như "place type,​​" "liked by" và "visited by friends" giúp tăng tốc độ tìm kiếm. Bạn có thể tinh chỉnh các truy vấn tìm kiếm với các bộ lọc tối ưu để có được câu trả lời tốt hơn.
   Một ví dụ rất cụ thể đó là "Tìm những người đàn ông độc thân tại San Francisco, Calif trong những người bạn của bạn tôi". Câu truy vấn đã tinh chỉnh đó sẽ trả về một tập các đối tượng phù hợp. Ngoài những mục đích cá nhân trên Graph Search có thể dùng cho việc hẹn hò hay tuyển dụng.Chính vì thế Graph Search có thể tạo ra một thách thức đối với LinkedIn hay các trang tuyển dụng tương tự. Các trường hợp tìm kiếm cá nhân rất phong phú ví dụ như “tìm ảnh của bạn tôi trước năm 1990” sẽ trả về vô số bức ảnh những đứa trẻ đáng yêu trong đó có cả ảnh của Facebook COO Sheryl Sandberg từ năm 1972
  
Graph Search sẽ xuất hiện như một thanh tìm kiếm lớn phía trên của mỗi trang thay thế cho thanh tìm kiếm cũ. Facebook nói rằng khi người dùng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thì kết quả tìm kiếm cũng đồng thời là tiêu đề của trang. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể sửa tiêu đề để tùy chỉnh những nội dung mà bạn và những người bạn đã chia sẻ trên Facebook.

                                                                  Graph Search
   Zuckerberg nói rằng Graph Search và các Web Search thông thường không hề giống nhau Các trang search khác thường gắn một tập các từ khóa với một tập kết quả tìm kiếm trong khi đó Graph Search sử dụng các mệnh đề. Một điểm khác biệt nữa đó là hầu hết các nội dung trên Facebook là không chia sẻ một cách rộng rãi. Nói về bảo mật thông tin trên Graph Search, Zuckerberg khẳng định bảo mật thông tin là một trong những điều cốt lõi của Graph Search, từng mẩu thông tin của người dùng trên Facebook sẽ được tôn trọng ở mức cao nhất.
   Mặc dù Web Search truyền thống không phải là mối quan tâm của Facebook nhưng vẫn có những mối liên hệ nào đó ở bản beta này. Facebook hiện vẫn đang hợp tác với Bing để đưa ra kết quả trong trường hợp không đủ thông tin. 
   Facebook hiện vẫn chưa có ý định đưa sản phẩm mới này ra kinh doanh nhưng trong thời gian tới ý định này là chắc chắn.Zuckerberg  nói "Đây có lẽ sẽ là một mảng kinh doanh tiềm năng nhưng hiện tại chúng tôi chỉ tập trung hoàn thiện sản phẩm và hỗ trợ người dùng trong một thời gian.Tuy nhiên bản release lần này thực sự chưa có gì mới."
   Tuần trước, Facebook đã gửi rất nhiều lời mời với nội dung "Đến và xem những gì chúng tôi đang xây dựng", điều này củng cố niềm tin rằng sẽ đến lúc Facebook công bố một chiếc điện thoại mang thương hiệu của mình.Wall Street's đã sôi động hẳn lên khi chứng kiến giá cổ phiếu vượt qua ngưỡng 31$, điều chưa từng xảy ra kể từ ngày ra mắt Nasdaq năm 2011.
   Ngay sau đó, tin đồn này được chứng mình là thất thiệt và Wall Street lại rộ lên trào lưu bán tháo, cổ phiếu Facebook rơi xuống chỉ còn 30,2$ , ngay lúc Zuckerberg đang thuyết trình,  sau khi chạm mức 31,71$ 
                       Mark Zuckerberg chứng kiến cộng sự trình diễn Graph Search
   Đối với Facebook thì việc giữ chân người dùng hiện còn quan trọng hơn việc kiếm tiền từ các dịch vụ hiện có và theo Forrester analyst Nate Elliott thì Graph Search hoàn toàn có khả năng giúp Facebook làm được việc này
Zuckerberg nói "Cơn ác mộng tồi tệ nhất của Facebook đó là trở thành một mạng xã hội đóng băng khi người dùng thôi không kết bạn, các mối liên kết tích cực ngày càng ít. Và dường như mối đe dọa này ngày càng trở nên rõ ràng khi số lượng bạn bè tăng thêm của mỗi người dùng đang sụt giảm rõ rệt.Graph Search được thiết kế để khuyến khích mọi người kết bạn nhiều hơn và nhanh hơn.Điều đó có nghĩa là người dùng sẽ thêm gắn bó với Facebook - một điều tối quan trọng đối với sự thành công của Facebook"
theo CNET
 


Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Diary Coffee - quán cafe rất teen ở Hà Đông

Facebook: http://facebook.com/DiaryCoffee.HD
Như một cuốn nhật kí hằng ngày, Diary Coffee mang đến bạn một không gian trẻ trung, nhẹ nhàng và thoải mái với những "thông điệp yêu thương" được gửi trao, những bản nhạc Ballad sâu lắng và những tấm hình lưu niệm không thể nào quên... :)
 Vào những dịp đặc biệt hay chính ngày sinh nhật của các bạn, Diary Coffee luôn có những ưu đãi dành cho những vị khách thân thiết của mình ♥
Ngoài ra, Diary Coffee còn tổ chức những event thật tuyệt! Đến với Diary Coffee để lưu giữ kỉ niệm, để pose hình thật dễ thương cùng những người thân yêu và "thưởng thức" một menu với giá cả cực kì phải chăng !
Một số hình ảnh

Thời của NoSQL

NoSQL có nghĩa là Non-Relational (NoRel) – không ràng buộc – tuy nhiên, người ta thường dịch là Not Only SQL. Nói một cách đơn giản nhất, NoSQL là cơ sở dữ liệu mà không dùng mô hình dữ liệu quan hệ.
Các database như MS SQL Server, Oracle ... hiện đang tỏ ra khá chật vật và ngốn performance với một loạt các relation hay constrain và có vẻ không thích hợp với các ứng dụng kiểu cloud và realtime hiện nay như Cassandra của Facebook hay Big Table của Google.
MongoDB là một NoSQL Database kiểu Document-based hoàn toàn open source được viết trên C++ hỗ trợ các tính năng như : Fullindex, Fulltext Search, Replication, Sharding hay có thể lưu trữ dạng file với kích thước lớn tùy ý
-Một trong những thuận lợi tôi rất thích ở MongoDB là khả năng mở rộng theo chiều ngang [horizontal scalable], nghĩa là việc thêm column vào một table nào đó [chuyện này xảy ra như cơm bữa] là cực kỳ đơn giản.
-Tính năng Sharding tương tự tính năng cluster trong MS SQL Server giúp cho việc quản lý và query các record trở nên dễ dàng hơn, ngoài ra nó còn tăng khả năng ghi đọc lên database tránh khỏi các bottleneck lock do việc chia ra nhiều instance thực hiện ghi đọc
-Đối với các bạn thành thạo Javascript thì MongoDB quả thật là tuyệt vời với các câu query bằng javascript, có thể thoát khỏi sự ràng buộc của các trigger hay procedure của sql
-Aggregation Framework mang lại cho lập trình viên một tập các hàm xử lí toán học phục vụ phân tích thống kê dùng trong các hệ thống CMS
-Một tính năng độc đáo nữa có thể kể đến là khả năng query theo tọa độ đề các hoặc tọa độ vệ tinh nếu các bạn thu thập được : query theo bán kính, theo khoảng cách gần nhất
+ Khả năng ghi đọc của MongoDB có thể nói đã được cải thiện đáng kể so với các DB khác :
Với một Table gồm khoảng 10 field text chiều dài khoảng 100 characters, MongoDB có thể insert 1 triệu bản ghi trong vòng hơn 10 phút và chỉ với một instance. Nếu dùng nhiều instance thì tốc độ sẽ khủng khiếp hơn nhiều
Dữ liệu trong MongoDB được lưu trữ dạng BSON nên chiếm rất ít đĩa cứng và thuận thiện cho việc backup. Bạn có thể back up dạng bson hoặc dạng một file javascript tùy ý và việc restore là hoàn toàn dễ dàng.
+ Như đã nói ở phần trước, MongoDB là một db phát triển theo chiều ngang nên bạn có thể tùy ý thêm các trường mới vào table một cách dễ dàng với loại dữ liệu tùy ý. Tôi chắc chắn là với MS SQLServer có rất nhiều bạn đã gặp phải trường hợp cần đổi loại dữ liệu của một field nào đó mà không đổi được do số lượng record quá lớn, đơn giản là đổi từ int sang bigint cho đỡ tràn số.Với MongoDB thì việc này rất dễ dàng mà không phụ thuộc vào số lượng record hiện có trong table hay loại dữ liệu của field muốn sửa, ví dụ bạn có thể đổi từ int sang double,long,string,datetime,mảng hay bất cứ thứ gì bạn nghĩ ra thậm chí cả chính table chứa cái field đó (dữ liệu kiểu đệ quy, giống kiểu linked list)
+ Một điểm khá hay đó là bạn có thể insert một lúc rất nhiều record vào table(insert batch) mà các db hiện nay chưa hỗ trợ, việc này tiết kiếm khá nhiều thời gian truyền dữ liệu và khởi tạo connection
+ Với một câu lệnh theo cú pháp thì MongoDB sẽ thêm mới một record vào table nếu trong table chưa có hoặc update record nếu nó đã tồn tại