Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Quán cafe - 3 chiến lược bán hàng trực tiếp dành cho những người không đủ tiền marketing.

Quán cafe - 3 chiến lược bán hàng trực tiếp dành cho những người không đủ tiền marketing.

3 chiến lược bán hàng trực tiếp dành cho những người không đủ tiền marketing.

Đối với tất cả các doanh nhân trẻ đang mơ ước được thấy sản phẩm hoặc dịch vụ trên các bảng quảng cáo và các chương trình truyền hình thì điều đầu tiên là: Bạn cần khách hàng trước khi bạn định dùng tiền để tiếp thị.


Vì lý do này, các công ty mới thường đầu tư vào ngành kinh doanh mới bằng cách bán hàng trực tiếp. Sau cùng thì bạn để mọi người sử dụng dịch vụ của mình trước khi việc tiếp thị nó phát huy toàn bộ hiệu quả. Thêm nữa, một thành tố lớn nữa của việc tiếp thị là quảng cáo về các khách hàng hiện tại của công ty.

Vậy bạn sẽ làm việc đó như thế nào? Dưới đây là ba cách để các sản phẩm và dịch vụ của bạn tới tay những người sẽ đem lại lợi nhuận cho bạn trong tương lai:

1. Hãy để những người thực gửi email.

Email marketing có thể là một công cụ tuyệt vời nếu bạn đang có nhu cầu bán hàng trực tiếp nhưng nó cũng gây lãng phí thời gian rất nhiều. Trước tiên, điều bạn không nên làm là: Bán hàng qua email không phải là dùng một chương trình email marketing tự động và email HTML nhếch nhác, cũng không phải là những thư chào hàng lê thê với liên kết URLS. Và chắc chắn đó cũng không phải là phương pháp tiếp thị bằng cách gửi thư rác.

Còn đây là những việc bạn nên làm: Bán hàng trực tiếp qua email nên do một nhóm người đảm nhiệm. Tất nhiên họ có thể sử dụng các dịch vụ như Amazon’s Simple Email Service, Mail Merge hoặc các phần mềm để trợ giúp việc gửi email với số lượng lớn.

Nhưng trong tất cả các trường hợp, email marketing không nên có dấu hiệu của thư rác. Ví dụ, email chỉ nên bao gồm tối đa một vài câu. Các email này nên được cá nhân hóa, dưới dạng văn bản đơn thuần và có yêu cầu được trao đổi ngắn với người nhận.

Tuy nhiên, có quá nhiều người bán mắc lỗi yêu cầu có được khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Bạn phải xây dựng quan hệ; bạn phải cho thấy rằng mình đang tìm cách chuyển tải giá trị tới cuộc sống hoặc công việc kinh doanh của khách hàng. Đối với việc tìm kiếm thông tin liên lạc, bạn nên mở rộng danh sách tìm kiếm một chút. Nếu bạn đang bán dịch vụ của mình tới các chuyên gia hoặc doanh nghiệp khác, bạn có thể tìm thấy hầu như tất cả các khách hàng tiềm năng bằng cách sử dụng các trang như LinkedIn, Jigsaw và Zoominfo.

2. Tổ chức các buổi hội thảo để thúc đẩy sự tương tác và chọn lọc ý kiến phản hồi.

Nhiều người đã và đang trải nghiệm các buổi hội thảo trực tuyến. Giống như thông tin kinh doanh hoặc các chương trình dạy nấu ăn trực tiếp, cổng thông tin kiểu này khá cởi mở. Nhưng hãy lưu ý rằng các dịch vụ hiện nay dành cho việc tạo ra các hội thảo web như ClickWebinar và Cisco’s Webex sẽ cho phép nhiều khán giả tham gia hơn bao giờ hết và cung cấp các công cụ để gắn kết với những người xem trong suốt buổi thuyết trình..

Đây là cách đưa thông điệp của bạn trước hàng ngàn khách hàng tiềm năng lại vừa khiến họ đến với cổng thông tin của bạn. Đây cũng là cách hay để có được những phản hồi thực tế về các dịch vụ của bạn và theo dõi số điểm không ngừng tăng giảm khi bài thuyết trình được chuyển tải, bạn có thể phân tích chúng sau. Cách làm này cũng riêng tư hơn email nhưng lại không tạo áp lực phải tương tác với bạn đối với các cá nhân.

3. Bán sản phẩm của bạn với giá rẻ.

Đặc biệt đối với các công ty mới thì sẽ dễ dàng hơn nếu bán rẻ một dịch vụ trong một giai đoạn để phục vụ cho việc đánh giá hơn là ký một hợp đồng dài hạn. Hãy cho phép các khách hàng tiếp cận dịch vụ của bạn miễn phí và tận dụng cơ hội để thu nhận ý kiến phản hồi của họ. Với các ý kiến về dịch vụ hoặc sản phẩm của những người đang sử dụng nó, bạn có thể đặt cuộc táo bạo hơn về thời điểm họ bắt đầu trả tiền cho bạn, từ đó bạn có thể cải thiện dịch vụ của mình tốt hơn.

Mọi người đều thích các dịch vụ không cam kết và bạn cũng nên như vậy. Những gì bạn để lỡ trong việc chuyển đổi, bạn sẽ bù lại về số lượng. Nếu bạn cung cấp dịch vụ web, hãy cho khách hàng dùng thử miễn phí. Nếu bạn là chuyên gia huấn luyện, hãy mời khách hàng tham gia miễn phí các khóa huấn luyện.

Không ai được trả tiền ngay khi vừa qua cửa. Bạn vừa để mọi người giúp bạn cải thiện sản phẩm hay dịch vụ của bạn và chỉ khi bạn bán được hàng thì hãy nghĩ đến việc tiếp thị.

Quán cafe - Pinterest như thế nào trong những ngày đầu thành lập?

Quán cafe - Pinterest như thế nào trong những ngày đầu thành lập?

Pinterest như thế nào trong những ngày đầu thành lập?

Dưới đây là bài viết của Derek Andersen trên Tech Crunch về câu chuyện thành lập của một trong những mạng xã hội "hot" nhất hiện nay - Pinterest - dựa trên lời kể của đồng sáng lập kiêm CEO Ben Silbermann.
Là người sáng lập nên Startup Grind - nơi hàng tháng đều tổ chức các buổi gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà khởi nghiệp, tôi đã có vinh hạnh được phỏng vấn rất nhiều những nhà khởi nghiệp và nhà đầu tư xuất sắc nhất của Silicon Valley. Vừa qua, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn Ben Silbermann - đồng sáng lập kiêm CEO của Pinterest. Ben là một trong những doanh nhân khiêm tốn nhất mà tôi từng gặp trong 7 năm sống tại Silicon Valley. So với các startup khác, câu chuyện về quá trình thành lập Pinterest có ý nghĩa rất lớn với tôi vì câu chuyện thể hiện rõ những gì mà các nhà sáng lập phải trải qua trong quá trình gây dựng startup.

CEO Bill Silbermann, đồng sáng lập kiêm CEO của Pinterest.

Những nhà sáng lập của Pinterest đều là những người rất thông minh, nhưng họ không phải là quá phi thường. Hiện tại Pinterest cực kỳ thành công, nhưng khi mới ra mắt thì hầu như không ai quan tâm đến mạng xã hội này cả. Trong thời gian mới thành lập, Pinterest đã không có đủ vốn đầu tư và đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Về nhà sáng lập
Cha mẹ của Ben Silbermann đều là các bác sĩ tại Des Moines Iowa, Mỹ. Ben từng có ý định theo nghề nghiệp của cha mẹ. Năm 1999, anh học tại Đại học Yale và không lâu sau đó nhận ra rằng mình không muốn trở thành bác sĩ. Sau khi tham dự một buổi tư vấn ở Washington DC, anh quyết định đến Silicon Valley năm 2006 và làm việc cho Google ở vị trí bán hàng và hỗ trợ khách hàng.
"Tôi cảm thấy những điều quan trọng nhất trong đời mình đều xảy ra ở California", Ben chia sẻ, "Tôi chẳng hề có một kế hoạch cụ thể nào. Tôi chỉ muốn tiến gần hơn với những thứ thực sự thú vị. Google là công ty đầu tiên mà tôi làm việc có những mục tiêu thực sự to lớn".
Bởi công việc của Ben tại Google không phải là kỹ sư, nên anh cho rằng anh không thể trải nghiệm được nhiều hơn nữa tại Google. Anh không ngừng nói về ý định thành lập 1 startup, và bạn gái (hiện nay là vợ của anh) chính là người đã thúc đẩy anh biến ý định này thành sự thật: "Anh hãy hoặc là làm hoặc là ngừng nói về việc đó đi". Sau khi rời khỏi Google, Ben làm việc tại các cửa hàng cà phê tại Silicon Valley để kiếm tiền.
Có thừa nhận thất bại hay không?
4 tháng sau khi ra mắt, Pinterest chỉ có 200 người dùng. Ben nói sản phẩm của họ "ra mắt một cách bí mật nhưng không phải vì họ muốn thế". Những người dùng đầu tiên của Pinterest là ở Iowa và Utah, và thậm chí chẳng có một ai ở Silicon Valley biết đến công ty họ.
Trong một năm rưỡi đầu tiên, Pinterest chẳng tạo được tiếng vang nào ở California. Ben tin rằng không cần thiết phải có những thành viên chuyên về công nghệ trong ban quản trị. Lúc đó, chưa có bài báo nào viết về Pinterest, nhưng những người dùng đầu tiên của trang rất thích thú, và họ sử dụng trang rất nhiều. "Mỗi tháng, trang đều tăng trưởng 40-50%, nhưng con số ban đầu là rất thấp nên mất một thời gian dài lượng người dùng mới lên mức đáng kể".
Đội ngũ Pinterest cũng đã cố gắng gây quỹ, nhưng những nhà sáng lập không-phải-là-kỹ-sư này không có được nhiều thành công. Họ đã gặp gỡ với rất nhiều người ở Silicon Valley nhưng đều nhận được lời từ chối. Những kỹ sư họ làm việc cùng lúc đó không có được tài năng ở mức Facebook và Google như những kỹ sư hiện nay của Pinterest.
Điều đặc biệt là mặc dù áp lực của Silicon Valley khi đó là "Thành công nhanh chóng hay thừa nhận thất bại", nhưng đội ngũ Pinterest vẫn duy trì tầm nhìn ban đầu của mình. Dù đôi lúc có tưởng tượng đến viễn cảnh phải đến Google xin làm lại công việc cũ nhưng Ben chưa thực sự nghĩ đến việc từ bỏ.
Tập trung vào sản phẩm
Pinterest hiện nay bạn đang thấy không có gì khác nhiều so với Pinterest ban đầu. Họ là một trong những trang web đầu tiên thiết kế theo dạng khung lưới, và họ đầu tư vào thiết kế rất nhiều. Họ dành hàng tháng trời cho nó. "Chúng tôi bị ám ảnh bởi sản phẩm. Chúng tôi bị ám ảnh về tất cả những bài viết, về cách mô tả về nó. Chúng tôi ám ảnh về cộng đồng. Chính tôi đã tự viết thư cho khoảng 5.000 - 7.000 thành viên đầu tiên của trang".
Ý tưởng ban đầu của Pinterest là mọi người tạo ra những Pinboard về những điều họ định làm và thực tế họ sẽ làm. Ngay từ đầu, Pinterest đã tích hợp với Facebook. Và tất cả các nhà sáng lập Pinterest đều chia sẻ cùng một quan điểm: Họ muốn xây dựng một thứ mà họ có thể tự hào. "Tôi nghĩ rằng ngay từ đầu chúng tôi đã biết là mình đang xây dựng nên một loại sản phẩm thực sự khác biệt".

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Quán cafe - Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên? (Phần 2)

Quán cafe - Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên? (Phần 2)

Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên? (Phần 2)

Văn hóa và Ưu tiên
Điều này đã được nhắc đến trong nhiều bài phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông, Facebook đã xây dựng được một nền văn hóa công ty rất độc đáo. Bên trong đội phát triển, Chamath Palihapitiya, chịu trách nhiệm phần lớn cho việc hình thành nên một văn hóa với một sự chủ động vừa phải, nơi mà nhân viên thể hiện hết mình để đem sự phát triển đến với công ty.
Không khí trong công ty thể hiện rõ ràng điều này. Bạn có thể đi lại trong công ty và sẽ thấy rất nhiều lá cờ quốc kỳ của các nước được treo giữa giữa phòng thể hiện không chỉ sự quốc tế hóa trong việc tuyển dụng của chúng tôi mà còn mang biểu trưng cho sự toàn cầu hóa thị trường của Facebook nữa.

Tôi không thể tìm được hình nhưng có 2 tấm băng rôn treo ở phía trên khu vực của đội phất triển tại văn phòng 1601 California. Cái đầu tiên ghi: “GO BIG OR GO HOME” (tạm dich: chơi lớn hoặc về nhà) và có hình con Godzilla ở bên cạnh (làm cho tấm băng rôn nhìn càng tuyệt). Cái còn lại thì ghi “UP AND TO THE RIGHT” (tạm dịch: tiến lên và đi về bên phải – có ý chỉ đường kẻ trên bảng đồ thị). Đó là những gì chúng tôi nhìn thấy hàng ngày và toàn bộ lúc làm việc. Đó là lời nhắc nhở tức thời cho đội ngũ của chúng tôi về nhiệm vụ của mình. Có một vài thông điệp khác rải rác khắp văn phòng như:
Đội phát triển cũng có được một không gian lớn để làm việc nhờ vào đội ngũ quản lý cấp cao. Điều này có nghĩa là chúng tội có thể chru động hơn và chấp nhận các rủi ro dưới danh nghĩa của việc để tất cả mọi người trên thế giới co cơ hội để kết nối với nhau trên Facebook. Họ có được sự trợ giúp của cả đội ngũ quản lý. Bức ảnh dưới đây có thể cho bạn thấy một ví dụ về độ thân thiện giữa Chamath và đội ngũ lãnh đạo của công ty, và tương tự giữa họ và cả đội phát triển.
Đó là Chamath ở bên trái với Zuck, Phó chủ tịch Kỹ thuật, và Phó chủ tịch Công nghệ, và Phó chủ tịch Sản phẩm. Đội phát triển không bị coi như một phần phụ của một đội chức năng cao hơn trong công ty như là đội làm việc về tính năng Tìm kiếm trả tiền là một phân đội của đội Marketing trong nhiều công ty thương mại điện tử. Phát triển là lớp bên ngoài của sản phẩm cũng như công nghệ kỹ thuật là khung xương dựng nên sản phẩm vậy. Mọi người sẽ không chỉ hỏi “Có những ảnh hưởng nào tới tốc độ duyệt web và độ ổn định nếu chúng ta xây dựng và phát hành ‘X’?”, mà còn thường hỏi “Có những ảnh hưởng nào tới sự phát triển nếu chúng ta xây dựng và phát hành ‘X’?”. Quyết định để khiến vấn đề phát triển là một phần cơ bản trong những cuộc thảo luận về sản phẩm, kỹ thuật và điều hành là một quyết định quan trọng mà những nhà quản lý cấp cao của công ty đã đưa ra.

Tổng kết

Tôi đã có những câu hỏi và cuộc nói chuyện tương tự như thế này rất nhiều lần trong 2 năm qua. Hiện giờ vẫn có một cách hiểu mơ hồ về ý nghĩa thực sự của tăng trưởng lượng người dùng và cách mà nó đống góp cho công ty trong thế giới công nghệ tiêu dùng. Bản năng tự nhiên khiến vấn đề này cần rất nhiều thủ thuật. Thực hiện các thủ thuật đó chắc chắn là một phần không thể thiếu để biến sự tăng trưởng thành hiện thực. Nhưng việc thu hút được 500 triệu người dùng lại thuộc về phạm trù khiến mọi thứ làm việc hợp lý với nhau. Văn hóa, ưu tiên, và tuyển dụng đặt nền móng cho chúng tôi xây dựng một đội ngũ dành hoàn toàn cho thực hiện những nhiệm vụ nằm trong chiến lược hoặc thủ thuật của công ty. Một đội ngũ phát triển mà có thể “đạp phá” trở ngại không thể được xây dựng mà thiếu đi văn hóa công ty, các ưu tiên và tuyện dụng khi chiến lược và các thủ thuật đã được làm ra bởi những người đi trước.

Sau đó là bài viết của Chamath Palihapitiya, sếp cũ của Johns:

Tôi nghĩ là Andy đã đề cập đến rất nhiều điều đúng trong bài post này. Như tôi nói với hầu hết những người hỏi mình, chìa khóa để thấu hiểu sự tăng trưởng nằm trong 2 điều:
1) Hiểu rõ những gì cơ bản nhất về sản phẩm của bạn – và đặc biệt là những lý do chính yếu khiến mọi người sử dụng nó. Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người vẫn còn mông lung về những điều như thế này và còn không thể phân biệt được đông lực và nguyên nhân gốc rễ từ sản phẩm phụ và các kết quả. Biết rõ giá trị của sản phẩm cho phép bạn thực hiện các phép thử để phân biệt rõ ràng giữa nhân và quả. Lấy ví dụ, tại Facebook, một điều mà chúng tôi có thể xác định ngay từ ban đầu là một đường nối quan trọng giữa số lượng bạn bề mà bạn có trong một khoảng thời gian cho trước và khả năng bạn có thể ngừng sử dụng. Biết được điều này cho phép chúng tôi làm được rất nhiều điều để đưa những người sử dụng mới đến thời điểm gây ngạc nhiên cho họ sớm hơn. Tất nhiên, tuy là như vậy nhưng điều này đòi hỏi chúng tôi phải biết được khá rõ ràng cái thời điểm ngạc nhiên đó của họ là như thế nào ngay từ ban đầu.
2) Một mô hình đơn giản cho công việc của bạn – rất nhiều người phức tạp hóa vấn đề lên để khiến bản thân có vẻ thông minh hơn. Nhưng những điều vĩ đại lại rất đơn giản. Chúng tôi có một mô hình đơn giản cho việc phát triển mà Andy đã đề cập ở trên – thâu tóm, kích hoạt, tiếp cận, khả năng kéo dài. Có một mô hình như vậy cho phép chúng tôi đặt ưu tiên cho công việc, các thử nghiệm về thiết kế, xây dựng sản phẩm… Việc này đồng thời cho phép mọi người hiểu rõ hơn về công việc và nhìn nhận những quyết định được đưa ra với góc nhìn logic và rõ ràng.
Nói ngoài lề: có một vài nhân tố khác cũng đóng góp cho sự tăng trưởng của Facebook bao gồm Naomi Gleit và James Wang. Chúng tôi (tôi, Javi, Blake, Naomi, Alex, James) là “GrowthCircle” đầu tiên hay còn gọi là đội ngũ lãnh đạo chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng của Facebook. Cả đội đang tiếp tục phát triển mạnh tại Facebook và đã tiếp nhận thêm một số thành viên rất tài năng khác.

Quán cafe - Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên?

Quán cafe - Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên?

Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên?

Facebook, hiện tại với 1 tỷ người dùng, đã từng đạt được 100 triệu người dùng chi sau 10 quý hoạt động. Và sau đó đạt đến mốc 500 triệu người dùng chỉ 12 quý sau đó.


Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào mà Facebook làm được điều này? Trên một trang Q&A, nhiều cựu nhân viên của Facebook đã giải thích lý do.

Cựu nhân viên Facebook, Andy Johns, đã giải thích như sau:

Câu hỏi này cho thấy người hỏi muốn được biết những quyết định chiến lược cụ thể. Tôi cũng rất muốn chia sẻ mọi người về những kế hoạch đó một cách cụ thể bởi sự hấp dẫn và sự thu hút mà bất kỳ ai cũng sẽ thấy giá trị của nó, nhưng tôi vẫn bị pháp luật ràng buộc và không thể tiết lộ những bí mật của công ty, do đó tôi sẽ chỉ nói chi tiết đến mức độ mà tôi được phép.

Điều đó về cơ bản nghĩa là tôi sẽ không chia sẻ bất kỳ số liệu và không bình luận bất kỳ điều gì mà công chúng không thể nhận thấy. Đồng thời, danh sách của các giải pháp tối ưu hóa cũng quá dài cho bất kỳ ai có thể nhớ hết. Tôi cũng không chính thức làm việc với phần lớn các giải pháp đó nhưng vẫn hiểu được một số điều nhờ mối quan hệ thân quen với những người làm việc trực tiếp với chúng.

Có một vài loại “quyết định” khác nhau. Có những quyết định liên quan đến thủ thuật, có những quyết định liên quan đến chiến lược, có những quyết định liên quan đến việc tuyển dụng, và có những quyết định liên quan đến các ưu tiên và văn hóa. Đội phát triển tham gia vào mọi loại quyết định và tất cả chúng đều cực kỳ quan trọng với đội phát triển.

Các thủ thuật

Có rất nhiều thủ thuật để kể nhưng hầu hết chúng đều có thể quy về Internet Marketing 101: kiểm tra, tối ưu hóa, rửa sạch, và lặp lại. Nếu bạn muốn một danh sách các phương thức để kiểm tra và tối ưu hóa hàng loạt các bộ phận của một sản phẩm hay kênh giới thiệu, vậy hãy đọc câu trả lời của tôi tại What are some top strategies for conversation optimization? (tạm dịch: Đâu là những chiến lược tốt nhất cho tối ưu hóa giao tiếp?)

Bạn có thể đảm bảo là những chiến lược này đều được áp dụng vào trong các bộ phận khác nhau của sản phẩm từ Facebook. Nhưng tôi không thể chia sẻ với các bạn thông tin cụ thể được. Và tôi cũng không thể nói quá sâu và phức tạp về cách mà cả đội chúng tôi đã đồng bộ các bộ phận của sản phẩm khiến cho sự tăng trưởng người dùng trở thành hiện thực. Tôi cũng không muốn chia sẻ một số thủ thuật vì nó thật sự quá hiệu quả.

Tuyển dụng

Quyết định tuyển dụng một đội ngũ làm việc để tạo ra sự tăng trưởng cho công ty là quyết định quan trọng nhất tại thời điểm đó.

Lãnh đạo đội ngũ này là Chamath Palihapitiva:



Ông là người giỏi nhất mà tôi từng làm việc cùng. Ông cực kỳ giỏi chiến thuật, hướng tới thành công một cách nghiêm túc, có tài năng lãnh đạo và truyền cảm hứng bẩm sinh, luôn chủ động và không ngại ngần trước việc chấp nhận rủi ro, và hiểu rõ các công nghệ dịch vụ khách hàng. Ông là xương sống cả của đội ngũ phát triển và điều đó khiến ông trở thành đầu não chân chính của cả đội với những quyết định cực kỳ sáng suốt.

Tôi còn nhớ vào tuần làm việc đầu tiên, tôi đã đi ăn trưa với ông để làm quen. Đây là một cách làm quen thân thiện và thoải mái mà những nhân viên mới thường hay làm. Khá là chuẩn mực.

Câu chuyện mà chúng tôi đã nói lại hoàn toàn không phải thế. Tôi nhớ là đã hỏi ông: “Vậy chúng ta đang hướng đến đối tượng người dùng nào? Có yêu cầu gì về nhân khẩu hay địa lý không? Liệu 2 yếu tố này có quan trọng không?”
Ông đã trả lời một cách nghiêm túc rằng: “Đây là lúc chúng ta đang xâm chiếm lãnh thổ vậy nên chúng ta sẽ lấy tất cả những vùng đất mà chúng ta có thể”. Hay nói một cách khác, đừng hỏi một câu hỏi ngu ngốc như vậy lần sau. Hãy để cả thế giới dùng Facebook. Rất rõ rồi, phải không? Tôi biết là tôi đã có thiện cảm với ông ngay từ lần đầu gặp mặt.

Sau đó, ông tuyển thêm một số người khác vào trong đội ngũ như Blake Ross, Alex Schultz, Javier Olivan và một vài người rất giỏi khác với những kỹ năng trong thu hút thị trường (SEO, PPC, email, kiểm tra a/b, bán hàng, xây dựng sự kết nối) đến những vấn đề kỹ thuật phức tạp như kỹ sư, nhà thiết kế, và các nhà nghiên cứu dữ liệu.

Javier Olivan phụ trách việc xây dựng và mở rộng quy mô của mảng quốc tế trong đội ngũ. Ông đã giúp xây dựng nên đội ngũ quốc tế hóa bao gồm những kỹ sư, người xây dựng ứng dụng chuyển ngữ cho phép người dùng Facebook chuyển ngữ Facebook theo ngôn ngữ của chính họ và giúp đỡ chúng tôi.
Có thể đòn bẩy mạnh nhất đưa số lượng người sử dụng của Facebook lên mốc 500 triệu và nhiều hơn nữa là việc phát triển trang web để có thể hiển thị dưới bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới. Sử dụng ngôn ngữ địa phương là “sự cân bằng tuyệt vời”.

Việc đó đã khiến Facebook trở thành một nền tảng có khả năng hỗ trợ tất cả mọi người trên thế giới. Tôi tin là hiện nay Facebook đã có thể hiển thị dưới 80 ngôn ngữ khác nhau. Điều này trở thành hiện thực nhờ và các kỹ sư trong đội phát triển đã xây dựng một công cụ cho phép trang web được dịch bởi nhiều người dùng và chúng tôi chỉ cần tổng hợp lại. Sự tăng trưởng xảy ra không nhờ vào việc tuyển dụng 10 người ở mỗi nước và đặt họ ở 20 nước quan trọng nhất và đợi chờ họ làm việc. Sự tăng trưởng là nhờ vào hệ thống kỹ thuật và sự giúp đỡ từ chính người sử dụng sản phẩm.

Chiến lược

Bạn có thể xây dựng chiến lược theo nhiều cách. Một cách trong đó là nghĩ về cách chúng ta hình dung phễu tăng trưởng và điều đó sẽ hình thành bản đồ tăng trưởng như thế nào. Lấy ví dụ, bạn có thể cho là quá trình tăng trưởng được chia làm nhiều câu hỏi cơ bản như sau:

Làm thế nào để tăng tốc độ thâu tóm hay để nhiều người đăng ký hơn?
Tôi có thể làm gì để để càng nhiều người dùng càng tốt active tài khoản của họ trong “N” ngày đầu?

Có những động cơ nào để tiếp cận người dùng tiềm năng, giữ họ lại và làm thế nào để tôi có thể thực hiện được điều đó?

Làm thế nào để những người đã ngừng sử dụng quay lại và hồi sinh họ lại?
Từ những câu hỏi đó bạn có thể bước lên con đường tìm kiếm các sản phẩm có thể ảnh hưởng tới những thông số cụ thể (vd: sản phẩm nào giúp tăng lượng người sử dụng?) và sau đó tìm cách để hoặc là tối ưu hóa các sản phẩm đó để tạo ra giá trị lớn hơn hoặc là xây dựng những sản phẩm mới để tăng lượng người dùng. Lấy ví dụ, dưới đây là một danh sách những thứ có thể trở thành một phần biểu đồ trên:

- Lời mời
- Sử dụng danh bạ có sẵn, gửi lời mời tới những người trong danh bạ
- Tỉ lệ open/click của các thư mời
- Tỉ lệ các cuộc nói chuyển của người dùng sau khi gửi lời mời
- Thiết kế màn hình trang chủ sau khi đăng xuất và làm thế nào để kích thích người dùng đăng ký
- Các bước của việc đăng ký
- Kiểm tra account sau khi đăng ký

Sau đó bạn có thể thử và xếp các kênh giúp tăng lượng người sử dụng hiện giờ với các kênh mới. Hãy coi việc tăng lượng người dùng như một tấm bảng đồ thị stacked line. Bạn sẽ muốn chồng thêm nhiều dòng lên đồ thị sẵn có hơn bởi vì mỗi một lần chống lên đều đại diện cho việc có thêm một nguồn tăng lượng người dùng mới. Ví dụ:

- Tiếp thị liên kết
- Tìm kiếm trả tiền qua Adwords và/hay Facebook ads
- Mua lại các nền tảng quảng cáo trên di động như Flurry và MdotM

Chiến lược cũng có thể tồn tại dưới dạng như việc mua lại công ty hay hợp tác chiến lược. Vào tháng 2 năm 2010, Facebook đã mua lại một công ty tên Octazen. Đây là một bước đi sáng suốt được tư vấn bởi những người trong đội phát triển lượng người dùng bởi Octazen được biết đến bởi sở hữu một danh sách các dịch vụ chuyển danh bạ. Một tỉ lệ lớn những người dùng Facebook có danh bạ đặt trong các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử như GMX. Không phải ai cũng dùng Hotmail, Gmail hay Yahoo Mail.

Giúp người dùng có thể chuyển toàn bộ liên lạc của họ khiến những công ty như Facebook và LinkedIn có được dữ liệu họ cần để đơn giản hóa việc gợi ý bạn bè/liên lạc cho người dùng của họ và kết nối bạn với những người bạn biết. Rất nhiều các dịch vụ truyền thông đại chúng cho phép việc chuyển liên lạc vào dịch vụ. Nhưng bao nhiêu trong số đó hỗ trợ việc chuyển danh bạ từ bất cứ dịch vụ thư điện tử nào trên thế giới chứ? Tại thời điểm này tôi chỉ biết đến 2 công ty: Facebook và LinkedIn.

Việc hợp tác cũng được tư vấn bởi đội phát triển. Đôi khi việc này liên quan đến việc tấn công những công ty quốc tế để mở rộng sự phát triển ra ngoài nước Mỹ. Vào tháng mười năm 2010, Facebook hợp tác với Yandex để cung cấp những status update của Facebook cho Yandex. Hệ thống tìm kiếm lớn nhất nước Nga hiện đang bán các sản phẩm Facebook ở ngay những nơi dễ thấy trên giao diện của họ. Sự tăng trưởng chắc chắn là đến từ việc như vậy.

Đôi khi thì đội phát triển cũng phải chịu rủi ro cho những dự án lớn. Facebook Lite là một trong những dự án như vậy. Facebook Lite không phải là đòn tấn công nhắm vào Twitter hay bất kỳ đối thủ nào. Đó là một phiên bản rút gọn của Facebook khiến trang này hoạt động nhanh hơn. Tốc độ duyệt web chậm làm người dùng dễ mệt mỏi.

Google đã cho mọi người trong giới công nghệ thấy mức quan trọng của tốc độ duyệt web trong trải nghiệm của người dùng và trong việc tăng lượng người sử dụng.

Amazon đã tiết lộ rằng tốc độ duyệt web chậm đi 100ms là họ lại mất đi $1 triệu doanh thu mỗi ngày. Facebook cần phải đủ nhanh để có thể phát triển ở những vùng mà tốc độ internet không thể đạt được mức độ như của chúng ta.

Vì vậy một nhóm nhỏ các kỹ sư đã nhốt mình trong một phòng họp suốt 4 tuần và xây dựng phiên bản Facebook Lite và phát hành nó tại Ấn Độ. Sản phẩm cuối cùng bị hủy bỏ nhưng nó đã phục vụ đúng mục đích của nó tại thời điểm đó và thể hiện quan điểm rằng tốc độ duyệt web là một ưu tiên trong quá trình phát triển tương đương với vấn đề kỹ thuật khác.

(Còn tiếp)

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về yếu tố văn hóa và sự đóng góp của nó trong thành công của Facebook, và bài viết của sếp cũ của Andy, Chamath Palihapitiva, về cách mà Facebook đã có được 500 triệu người dùng đầu tiên.
Đọc tiếp phần 2 Làm thế nào Facebook có được 500 triệu người dùng đầu tiên?

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Quán cafe - Lộ diện con gái 9X xinh đẹp, giàu có và tài năng của bà chủ REE

Quán cafe - Lộ diện con gái 9X xinh đẹp, giàu có và tài năng của bà chủ REE

Lộ diện con gái 9X xinh đẹp, giàu có và tài năng của bà chủ REE

Lâu nay, nữ chủ tịch kiêm TGĐ CTCP Cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh được biết đến là một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất trên TTCK Việt Nam. Thành công trong sự nghiệp, nữ doanh nhân 61 tuổi này còn thành công trong vai trò người mẹ khi nuôi dạy con cái.

Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh - con gái của Chủ tịch kiêm TGĐ REE Nguyễn Thị Mai Thanh.

Con trai lớn của bà - ông Nguyễn Ngọc Thái Bình (sinh năm 1982) - chính thức gia nhập REE từ năm 2009. Anh hiện đang nắm giữ chức Giám đốc tài chính kiêm Thành viên HĐQT công ty và được coi là một trong những ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo REE sau này.

Bà Mai Thanh và ông Thái Bình từng đại diện cho REE tham gia vào HĐQT của Sacombank.

Hôm nay (21/1), một nhân vật ít người biết đến là cô con gái xinh đẹp sinh năm 1991 của bà Thanh - Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh bất ngờ đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu REE.

Sở hữu 2,16 triệu cổ phiếu REE, trị giá hơn 40 tỷ đồng, Nhất Hạnh là một trong số ít những nhân vật thuộc thế hệ 9X sở hữu lượng cổ phiếu giá trị lớn như vậy.
Trước đây, vào tháng 7/2011, Nhất Hạnh cũng đã bán toàn bộ 1,77 triệu Sacombank nắm giữ lúc đó.

Sinh ra trong một gia đình doanh nhân giàu có, Nhất Hạnh có một thành tích học tập rất đáng nể. Theo tìm hiểu của CafeBiz, từ năm 2007, khi mới học lớp 10, cô giành chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Năm 2009, cô trở thành là một trong những thí sinh đạt điểm IELTS cao nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi.  Kết quả của kỳ thi IELTS của Nhất Hạnh rất ấn tượng: Điểm trung bình 8.5; Trong đó: nghe – nói – đọc – viết: 8.5 – 8 – 9 -9. Đây là điểm số ít người trên thế giới đạt được và là kết quả thi IELTS cao nhất Việt Nam đến thời điểm đó.
Ngoài tiếng Anh, Nhất Hạnh còn học tiếng Tây Ban Nha từ thời phổ thông.

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Cà Phê Hẻm ! Quán Cafe Đẹp Tại Buôn Ma Thuột

Cà Phê Hẻm ! Quán Cà Phê Đẹp Tại Buôn Ma Thuột







Quán Cà Phê Hm ti đa ch 6/3 Lê Đi Hành , Tp Buôn Ma Thut là mt trong nhng quán cà phê thú v nht ti Tp Buôn Ma Thut mà du khách không th b qua.
Đu tiên là tên gi không đng hàng ca nó, do quán nm trong hm nên ch quán quyết đnh chn tên quán là cà phê hm hay thường gi là quán hm (nhưng rt d tìm, mc dù không có bng ch đường hay qung cáo).
Vì nm trong hm nên quán rt yên tĩnh, không gian thoáng mát và lch s vi đ ngũ nhân viên n đa phn là các bn sinh viên nên rt nh nhàng, duyên dáng. Quán là nơi thích hp đ các bn thư giãn hay làm vic online (có đường truyn internet cáp quang tc đ cao ca VNPT và mt đường backup ca FPT phòng khi có s c). Sau đây là mt s đc trưng ca quán mà các bn rt ít khi tìm thy nhng nơi khác …
Ngay t lúc khai trương, quán đã có phc v ca nhc vào ti th 4 hàng tun t 8 gi ti, vi các ca sĩ và nhc công là nhng ging viên ca trường cao đng văn hóa ngh thut Daklak. Và không h thu ph phí như nhng quán khác, giá ca phê vn ch là 12.000 VND / ly cà phê đen hoc sa đá. Có khá nhiu ngh sĩ ni tiếng đã ghé thăm quán như Siu Black, Đoan Trang, Cm Vân, Khc Triu, Hà Anh Tun, Kasim Hoàng Vũ …
Nếu các bn mun thưởng thc hương v cà phê đích thc thì quán hm là mt trong nhng nơi nên ghé qua, do cà phê ti quán 100 % nguyên cht không h có cht ph gia như cht to đng, cht to bt, hay cht to đ sánh … Vì đây là nhng cht đc hi rt nguy him khi np vào cơ th. Nếu nhp mt ngm cà phê mà thy đng nghét thì bo đm là ly cà phê trên có cht to đng (có th là kí ninh hay được pha trn vi ca phê đng ca Netcafe).
Đêm nhạc tại quán Hẻm vào tối thứ 4 hàng tuần (không thu phụ phí) ...
Ngoài ra, ly cà phê nguyên cht s không có bp hay đu nành (nhng nguyên liu này khi rang cháy là tác nhân cancel / ung thư). Nhưng do cà phê dm đã làm hư khu v cà phê ca đa s người Vit, phi nói là hơn 80 % đã quen vi các cà phê “pha chế” nên khi ung “pure coffee” s thy hơi nht nhưng đó mi chính là cà phê, nng đ café s cao hơn, ép phê hơn nhưng không đc hi.
Ly cà phê thuần khiết, nguyên chất ...
Ngoài các thc ung ngon, quán còn có các loi bánh rt cht lượng ca Quỳnh Viên Bakery như bánh táo (được chế biến theo công thc báo táo ca vùng Quebec, Cananda nên có mt thi gian bánh này được ch nhân đt tên là bánh Kebek, đây cũng là tên ca mt v hoàng t n Đ). Bên cnh báo táo các bn còn có th thường thc bánh bông lan và bông lan sô cô la vi lp kem mng rt thơm ngon, đây là loi bánh rt được các bn n yêu thích, còn các bn nam thì khoái an bánh bao ca QVB ti quán Hm do rt cht lượng (vi cc nhân to) và không có mùi v amoniac đc trưng như nhng bánh bao nơi khác, hoàn toàn đm bo v sinh.
Mt loi bánh đc trưng ca quán là bánh cà phê (theo tên gi gc), mà mt s bn hay gi là bánh paparoti, khá nhiu người thưởng thc loi bánh cà phê thy ăn thích ming hơn so vi bánh paparoti được sn xut theo kiu công nghip, đi trà.
Còn gì na nhĩ, có l các bn nên ghé qua đ xem các b chiêng c ca người dân tc ê đê, hay chiếc thuyn đc mc đã tng được trin lãm ti Hà Ni nhân dp 1000 năm Thăng Long, nay thuyn không còn lướt trên mt h Lak na mà được treo trên nóc quán, các bn có th ngi thư giãn bên h cá bin rt to, rt đp. Ngm dàn nhc hàng hiu và thưởng thc nhng điu nhc nh nhàng, du dương (hoàn toàn không có các th loi nhc th trường). Nếu các bn mê máy nh c có th ngm hàng trăm máy nh ti phòng photo, nơi được gii teen ưa thích do có th nm ung ca phê, xem phim HD, nghe nhc t chn…
Hãy ghé quá cà Phê Hm, 6/3 Lê Đi Hành TpBMT đ thư giãn và làm vic …

Quán cafe - 10 nghề “nhẹ như lông hồng” trong năm nay

Quán cafe - 10 nghề “nhẹ như lông hồng” trong năm nay

10 nghề “nhẹ như lông hồng” trong năm nay

Kiếm được một công việc ít áp lực mà thu nhập lại tương đối là mơ ước của bất kỳ ai. Trong số những nghề như vậy phải kể tới nghề thủ thư, tạo mẫu tóc, thợ may giáo sư đại học…

Trang Business Insider cho biết, trang tư vấn nghề nghiệp CareerCast.com mới đây đã đánh giá mức độ áp lực của 200 công việc khác nhau dựa trên các phương diện về đòi hỏi sức khỏe thể chất, mức độ nguy hiểm, tiềm năng phát triển, thời hạn hoàn thành công việc, mức độ đi lại, môi trường làm việc, quan điểm của công chúng, mức độ cạnh tranh, cũng như khả năng người làm công việc đó phải tự cứu lấy mạng sống của mình hoặc cứu mạng sống của người khác.



Dưới đây là 10 công việc được đánh giá là ít áp lực nhất ở Mỹ trong năm 2013 theo đánh giá của CareerCast.com do Business Insider giới thiệu:

10. Vận hành máy khoan
Điểm áp lực: 11,32
Mức lương trung bình: 31.910 USD/năm

CareerCast.com đánh giá, cho dù phải làm việc với máy móc hạng nặng trong môi trường công nghiệp, nghề vận hành máy khoan hầu như không nguy hiểm, và người làm công ty này có thể chủ động trong công việc. Điều đó khiến nghề này là một trong những nghề được ưa thích nhất trong sản xuất công nghiệp”.

9. Thủ thư
Điểm áp lực: 10,58
Mức lương trung bình: 54.500 USD/năm

Một môi trường làm việc yên tĩnh và được tiếp cận không giới hạn với văn học đưa nghề thủ thư trở thành một lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu sách. Người làm nghề thủ thư có thể kiếm việc ở các trường học từ phổ thông tới đại học, các thư viện địa phương, cũng như bộ phận nghiên cứu của các công ty.

8. Nhà tạo mẫu tóc
Điểm áp lực: 10,41
Mức lương trung bình: 22.500 USD/năm

Nhà tạo mẫu tóc thường làm việc trong một môi trường đòi hỏi tốc độ xử lý công việc nhanh, với khách hàng thường xuyên đến và đi. Tuy nhiên, việc tương tác với khách hàng là một trong những điều tuyệt với nhất của nghề tạo mẫu tóc, bởi nhiều khách hàng có thể trở thành bạn của người làm tóc. Đây cũng là một trong những nghề thúc đẩy sự sáng tạo. Tuy mức lương không cao, nhưng tiền boa của khách đôi khi rất hậu hĩnh.

7. Bác sỹ dinh dưỡng
Điểm áp lực: 10,24
Mức lương trung bình: 53.250 USD/năm

Bác sỹ dinh dưỡng ngày càng có vai trò quan trọng trong văn hóa Mỹ, vì họ là những người giúp chống lại bệnh béo phì. Hầu hết các bác sỹ dinh dưỡng đều làm việc với nhiều đối tượng bệnh nhân thuộc các tầng lớp và độ tuổi khác nhau. Họ giúp những bệnh nhân này có được chế độ ăn uống phù hợp.

6. Bác sỹ thính lực
Điểm áp lực: 9,35
Mức lương trung bình: 66.660 USD

Bác sỹ thính lực là những người điều trị cho những bệnh nhân có vấn đề tai. Đây là một nghề có triển vọng phát triển nghề nghiệp tốt, và thu nhập vốn đã cao lại đang tăng lên hàng năm cùng với nhu cầu của thị trường. Môi trường làm việc của nghề này rất thoải mái, khách hàng thường bị động (chủ yếu là người già) và hầu hết các bác sỹ thính lực đều giữ được thói quen làm việc riêng và tự đặt ra giờ làm việc cho mình.

5. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa
Điểm áp lực: 9,28
Mức lương trung bình: 46.680 USD/năm

Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm y khoa làm việc trong một môi trường dễ chịu, họ hoàn toàn tự do, không bị “phá bĩnh” để phân tích các mẫu thí nghiệm. Do không phải chịu sự theo dõi của dư luận, các kỹ thuật viên có thể tập trung hỗ trợ các bác sỹ mà họ phục vụ theo tốc độ làm việc của riêng mình.

4. Thợ chế tác nữ trang
Điểm áp lực: 8,26
Mức lương trung bình: 35.170 USD/năm

Các nhà chế tác nữ trang không phải làm việc trong sự theo dõi của dư luận. Công việc của họ diễn ra trong các xưởng chế tác và phía bên trong của các cửa hàng nữ trang. Các thợ chế tác nữ trang thành công có thể trở thành ông chủ với cửa hàng riêng. Hầu hết họ đều có cơ hội mua bán nữ trang và kim loại quý để kiếm lợi nhuận hấp dẫn.

3. Kỹ thuật viên hồ sơ y khoa
Điểm áp lực: 7,5
Mức lương trung bình: 32.350 USD/năm

Đây là một nghề đang phát triển trong lĩnh vực y học đầy ổn định. Các kỹ thuật viên hồ sơ y khoa làm việc trong văn phòng của các bệnh viện, hỗ trợ hoạt động của các bác sỹ.

2. Thợ may đo
Điểm áp lực: 6,5
Mức lương trung bình: 25.850 USD/năm

Thợ may đo cắt may quần áo theo số đo riêng của từng người. Vì lý do này, họ phải rất chú ý đến các chi tiết, nhưng họ vẫn có thể làm việc đầy sáng tạo mỗi ngày. Hầu hết các thợ may đều làm việc trong môi trường yên tĩnh, cho phép họ tập trung vào công việc mà không bị phân tâm.

1. Giáo sư đại học
Điểm áp lực: 6,45
Mức lương trung bình: : 62.050 USD/năm

Các giáo sư đại học được coi là những đỉnh cao trong ngành giáo dục. Ở Mỹ, sinh viên được chọn giáo sư để theo học, bởi vậy, năng lực và thành tích của các vị giáo sư không phải được đánh giá dựa trên những bài kiểm tra quy chuẩn. Giáo sư đại học cũng có cơ hội nghề nghiệp được đảm bảo suốt đời

Quán cafe - 3 sai lầm bạn dễ mắc phải khi phát triển công ty

Quán cafe - 3 sai lầm bạn dễ mắc phải khi phát triển công ty

3 sai lầm bạn dễ mắc phải khi phát triển công ty

 

Đừng để mình trở thành nạn nhân của những quan niệm sai lầm phổ biến về những yếu tố giúp công ty mới khởi nghiệp thành công.(Gợi ý: Hãy quên đi các ứng dụng)


Xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bạn cần phải sẵn sàng cho một cuộc chạy marathon thay vì một cuộc chạy nước rút. Việc tăng trưởng của công ty phải là trọng tâm số một của bạn.

Nghe thì khó vậy nhưng thực tế còn khó khăn hơn gấp bội. Đó là lý do tại sao các công ty có vẻ dễ nổ tung nhanh chóng khi mới bắt đầu. Vào thời tôi còn giữ vai trò là nhà đầu tư và doanh nhân, tôi đã nhận thấy một số chủ đề trong kinh doanh thường khiến các doanh nghiệp đau đầu và những chủ đề đó thường nằm ngoài sự hiểu biết thông thường.Mỗi công ty và mỗi thị trường đều có sự khác biệt nhưng dù công ty bạn đang hoạt động trong lĩnh vực gì thì bạn cũng rất dễ mắc phải những lỗi phổ biến sau:

Bỏ qua thị trường ngách.

Có quá nhiều câu chuyện cho thấy các thị trường nhỏ hơn và thị trường ngách đã đem lại vô số cơ hội. Điều này có thể đúng với một số ngành nhất định, nhưng tập trung tới các thị trường lớn hơn luôn tốt hơn nếu bạn muốn xây dựng một công ty vững mạnh. Có rất nhiều công ty dấn thân vào các thị trường ngách rồi bị sụp đổ vì thị trường không thể đem lại thành công cho họ. Groupon là ví dụ đầu tiên mà chúng tôi nghĩ tới. Giao dịch hàng ngày trên thị trường có thể là một không gian mới đầy hứng thú, nhưng giá cổ phiếu một con số của Groupon minh chứng cho một thực tế là cuối cùng thì những vụ giao dịch chớp nhoáng không đủ sức mạnh để lôi kéo sự ủng hộ với các quảng cáo cường điệu.

Chắc chắn là trở thành một người chơi nhỏ hơn trong một thị trường lớn và phức tạp hơn là một người chơi lớn nhất trong một thị trường nhỏ và đơn giản. Nếu bạn muốn tăng trưởng một cách tích cực, bạn sẽ cần không gian. Đã có rất nhiều công ty đã chuyển sang những thị trường lớn hơn (đừng quên rằng HP đã khởi đầu là một công ty sản xuất máy tính bỏ túi và Intel đã khởi đầu là một công ty sản xuất chip nhớ trước khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý) nhưng kinh doanh trong một thị trường lớn sẽ cho bạn nhiều cơ hội thành công nhất.

Hãy quên các ứng dụng đi.

Nếu các khách hàng nói chuyện trực tiếp với bạn và mua hàng của bạn nghĩa là bạn đangc ó một giải pháp. Nếu một đối tác gắn bạn vào cổng thông tin hoặc hạ tầng thì bạn là một công ty cung cấp tiện ích. Quan trọng là bạn phải có khách hàng: Ngay cả khi cuộc đối thoại khởi đàu từ những việc rất nhỏ, nó sẽ dần dần cho phép bạn mở rộng và nắm được thị phần từ những dối thủ lớn hơn.

Trở thành thành viên của một cổng thông tin không hẳn là một quyết định tồi nhưng nếu bạn hoàn toàn dựa vào cổng thông tin đó để thúc đẩy công việc kinh doanh của mình thì bạn phải nghĩ thật kỹ. Hãy xem cách Zynga phải vật lộn để tách khỏi sự phụ thuộc vào Facebook. Cuộc chiến giữa Google và Apple về ứng dụng cũng có thể coi là ví dụ điển hình. Apple đã hoàn toàn nắm quyền chi phối những công ty khác trên cổng thông tin của họ vì vậy họ có thể quyết định liệu Google’s maps tiếp tục tồn tại hay sẽ bỏ đi. Điều này có vẻ ổn với một ông lớn như Google, nhưng sẽ không hề tốt chút nào nếu công ty của bạn chỉ vừa mở và chưa biết đi về đâu.

Mặt khác, các dịch vụ web của Amazon (AWS) lại cho thấy cổng thông tin này vẫn cho phép các công ty đang phát triển sở hữu các mối quan hệ khách hàng. Các công ty xây dựng trên nền tảng AWS vẫn có cơ hội tiếp cận với các khách hàng một cách độc lập với Amazon.

Chắc chắn bạn có thể tạo nên một công ty thành công dựa trên cổng thông tin của ai đó, nhưng công ty bạn sẽ khó tồn tại lâu. Lý tưởng nhất là bạn muốn xây dựng một công ty thành một cổng thông tin và tạo nên ảnh hưởng thông qua mối quan hệ trực tiếp với các khách hàng.

Đối mặt với điều này: Bạn không vĩ đại như mình nghĩ.

Nếu bạn đang hoạt động trong một thế giới mở như thung lũng Silicon, thì qui luật sống sót khá đơn giản. Tất cả những người mới lập công ty có thể loại bỏ chất thơ về những điều khiến ý tưởng của họ trở nên độc đáo, nhưng việc ngưỡng mộ vẻ bề ngoài sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nếu bạn độc đáo và có giá trị như mình nghĩ, và nếu bạn biết cách đưa thông tin và bán giá trị của mình, bạn sẽ phát triển. Nếu bạn không phát triển được thì có nghĩa là giải pháp của bạn không có giá trị như nó cần phải thế hoặc là chiến lược tiếp thị của bạn không tốt.

Hãy nghiêm túc xem lại các yếu tố đã kìm hãm bạn. Nếu bạn không thể phát triển được, sẽ có hàng tá điều bạn có thể đổ lỗi: sản phẩm của bạn, thị trường và đội ngũ nhân viên. Thường thì bạn sẽ nhận ra sản phẩm gốc của mình không bền vững. Không sao cả. Một đội ngũ nhân viên giỏi có thể dựng nên bất cứ thứ gì. Bạn có thể kéo mọi người xích lại gần nhau và nhanh chóng chuyển sang ý tưởng (tốt đẹp hơn) tiếp theo. Hầu hết mọi người không biết rằng Intel đã từng gặp thất bại từ ngày đầu thành lập. Họ đã tạo ra một sản phẩm lầm lẫn cho một thị trườngkhông đúng: những con chip nhớ. Nhưng họ có một đội ngũ tuyệt vời vì vậy họ tập trung vào sản phẩm khác và trở thành một trong những công ty thành công nhất của thung lũng Silicon .

Nhưng nếu đội ngũ nhân viên của bạn là một trở ngại, thì bạn đang có một thời kỳ khó khăn. Ngay cả một ý tưởng có sáng sủa được đưa vào đúng thị trường cũng thất bại nếu bạn không có đội ngũ nhân sự cần thiết. Đừng ngại xáo trộn đội ngũ để thúc đẩy sự phát triển của công ty

Quán cafe - 5 bí quyết tuyển dụng nhân viên lớn tuổi dành cho sếp trẻ

Quán cafe - 5 bí quyết tuyển dụng nhân viên lớn tuổi dành cho sếp trẻ

5 bí quyết tuyển dụng nhân viên lớn tuổi dành cho sếp trẻ

 

Nếu bạn là một doanh nhân trẻ và bạn cần tuyển nhân viên thì đây là 5 bí quyết khiến mọi người thuộc nhiều độ tuổi muốn làm việc cho bạn:


Trường hợp của Mark Zuckerbergs đã củng cố thêm thực tế là tuổi đời còn trẻ không ngăn cản người ta trở thành một doanh nhân thành công. Nhưng tuổi trẻ cũng có những bất lợi nhất định.

Các doanh nhân và CEO trẻ thường cảm thấy lúng túng khi tuyển dụng hoặc quản lý các nhân viên lớn tuổi hơn họ. Tuy nhiên, làm việc với những người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau với nền tảng đa dạng là một yếu tố quan trọng tạo nên thành công của một công ty. Sau cùng thì các nhân viên của bạn ở một cấp độ nào đó cũng đại diện cho các khách hàng tương lai và hiện tại của bạn.

Nếu bạn là một doanh nhân trẻ và bạn cần tuyển nhân viên thì đây là 5 bí quyết khiến mọi người thuộc nhiều độ tuổi muốn làm việc cho bạn:

1. Đánh giá mức độ thoải mái của họ.

Trong bối cảnh một cuộc phỏng vấn, việc nhận diện ra người có một chút không thoải mái với tuổi đời trẻ của bạn thực ra dễ hơn bạn tưởng. Những người trung thành với cách làm của họ sẽ ngay lập tức thể hiện ra điều đó.

Tại Varsity Tutors, chúng tôi cố gắng làm mọi việc khác hẳn so với các công ty khác. Chúng tôi dành nhiều thời gian để phát hiện ra phạm vi linh hoạt của nhân viên và cách họ nói về cách thức hoạt động của công ty cũ.

Nếu họ tôn thờ công ty hiện tại, có thể họ sẽ không cởi mở với sự thay đổi. Cũng có nhiều khả năng họ cho rằng cách làm mới bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệm của vị CEO trẻ tuổi. Công ty chúng tôi sẽ không có chỗ cho những người như vậy.

2. Giúp họ hiểu công ty bạn và phong cách quản lý.

Hầu hết các ứng viên có trình độ đều đã xem qua mục “Về chúng tôi” trên trang web hoặc xem các cuộc phỏng vấn trên TV của chúng tôi. Nếu vậy, họ sẽ nhận ra tôi mới chỉ ngoài 20 tuổi. Tôi sẽ kể câu chuyện về dịch vụ dạy kèm của chúng tôi đã được lập ra khi thôi vẫn còn là sinh viên cao đẳng hơn 6 năm trước.

Nó củng cố văn hóa kinh doanh mà chúng tôi đã dệt nên ở độ tuổi của tôi và kể về câu chuyện tăng trưởng của chúng tôi. Khi nhỏ tuổi hơn, tôi thường đề cập tới kinh nghiệm về doanh nghiệp mà tôi từng có để tạo tín nhiệm. Tới nay khi công ty đã thành công, việc này không còn cần thiết nữa.

3. Cho họ thấy bạn đam mê.

Nếu tầm nhìn và chiến lược của bạn thuyết phục, ứng viên xin việc sẽ muốn làm việc cho công ty bạn. Trong các cuộc phỏng vấn, tôi cố gắng mô tả hết tầm nhìn của mình với Varsity Tutors và lợi thế cạnh tranh của công ty. Mọi người có thể bị thuyết phục hoặc không. Chúng tôi cần những người tin tưởng ở trong đội ngũ. Có quá nhiều ứng viên tài năng muốn một vị trí nhiều triển vọng. Thuyết phục những người hay hoài nghi gia nhập công ty không phải là ưu tiên cao của chúng tôi.

4. Tái khẳng định với họ về tuổi thọ của công ty bạn.

Khi công ty của chúng tôi còn ở qui mô nhỏ hơn, nhiều ứng viên sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến rủi ro về qui mô và sự ổn định của công ty. Hiện nay trang web của công ty và xã hội đã thể hiện rõ công ty của chúng tôi đã lớn mạnh hơn và chúng tôi hiếm khi nhận được những câu hỏi kiểu như vậy. Nếu bạn có một câu chuyện hay, một chiến lược thuyết phục và một trang web được thiết kế tốt cho thấy sự tín nhiệm và tin tưởng, mọi người sẽ không đặt câu hỏi cho bạn nữa.

5. Hãy tỏ ra chuyên nghiệp.

Hãy hành động một cách chuyên nghiệp với nhân viên thuộc mọi cấp độ. Khi mới mở công ty ở tuổi 21, chắc chắn tôi kể về toàn bộ hoặc một chút về cuộc sống riêng của mình. Đối với các CEO sắp qua tuổi teen và ở độ tuổi ngoài 20, trọng tâm sẽ là về cuộc sống cá nhân. Đề cập tới trường đại học mà bạn theo học sẽ làm giảm đáng kể độ tín nghiệm của bạn. Khi đã ra khỏi trường đại học và sống một cuộc sống trưởng thành hơn, những trải nghiệm hàng ngày sẽ không thể tạo ra sự khác biệt giữa bạn và các đồng nghiệp.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Quán cafe - 8 triệu USD để đào tạo 1.400 “Steve Job” phiên bản Trung Quốc

Quán cafe - 8 triệu USD để đào tạo 1.400 “Steve Job” phiên bản Trung Quốc

Thành phố Ninh Ba (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) vừa công bố một dự án phát triển mang tính đột phá: đào tạo 1.400 "thiên tài Steve Jobs phiên bản Trung Quốc" trong vòng 5 năm tới.



Giới chức Ninh Ba mạnh tay chi tới 8 triệu USD để “nhào nặn” 1.400 “Steve Jobs phiên bản Trung Quốc" - Ảnh: Business Insider
Theo báo Business Insider, giới chức Ninh Ba ước tính sẽ chi khoảng 50 triệu Nhân dân tệ (gần 8 triệu USD) để chiêu mộ nhân tài, là đội ngũ cán bộ trẻ và trung niên đang làm việc tại các công ty, cơ quan chuyên về công nhệ, truyền thông trực thuộc chính phủ tại Chiết Giang, tham gia vào Chương trình đào tạo tài năng sáng tạo Ninh Ba.

Ông Jin Junjie, Giám đốc Cục Anh ninh xã hội và Nguồn nhân lực của thành phố Ninh Ba cho biết, từ nay đến năm 2020, chương trình dự kiến sẽ phát hiện, bồi dưỡng cho 1.400 nhân tài “noi gương” Steve Jobs, hứa hẹn cung cấp một đội quân những nhà lãnh đạo sáng tạo, tài ba cho sự nghiệp phát triển của thành phố.

Đào tạo tài năng sáng tạo Ninh Ba đã lựa chọn được 700 gương mặt, tham gia vào 3 lớp học đầu tiên của chương trình. Thời gian ứng tuyển cho 700 học viên còn lại sẽ được kéo dài cho tới hết ngày 31.10.
Theo Thanh Niên

Quán cafe - Trung Nguyên muốn coi Asean là "nhà" và chinh phục Mỹ

Quán cafe - Trung Nguyên muốn coi Asean là "nhà" và chinh phục Mỹ
Trước làn sóng gia nhập của các thương hiệu khổng lồ nước ngoài vào Việt Nam, không ít doanh nghiệp trong nước cảm thấy bị áp lực. Vậy mà khi nghe tin đầu năm 2013, Starbucks - thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ chính thức hoạt động tại Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, tự tin nói: "Tôi

Đặng Lê Nguyên Vũ - ông chủ của thương hiệu hiệu Trung Nguyên.

* Cơ sở nào để ông tự tin như vậy, thưa ông?

- Thành công của Starbucks tại Mỹ không phải là cà phê ngon hơn mà là câu chuyện về cách làm, cách marketing, họ đã tạo ra được trào lưu và sự mới lạ cho cà phê so với các thương hiệu khác ở Mỹ lúc đó.

Trước đây, người dân Mỹ chỉ có thói quen uống cà phê bằng cốc dài và uống tại nhà hoặc công sở, nhưng khi Starbucks ra đời, họ đã tạo cho người Mỹ thói quen uống cà phê mọi nơi, mọi lúc, với thực đơn cà phê đa dạng, không chỉ có cà phê lạnh, cà phê đá kiểu Mỹ như Frappuccino, Iced Americano hay Tall Decaf Latte, mà còn có các loại cà phê theo kiểu châu Âu như cà phê Macchiato đặc quánh của người Ý hay cà phê Latte ngào ngạt mùi sữa như của người Pháp..
Song, câu chuyện thành công đó là của nhiều năm trước và Starbucks chỉ thành công ở châu Á, ở các nước như Ý, Đức... người ta không đánh giá cao họ. Khi vào Việt Nam, mười năm nữa Starbucks sẽ có bao nhiêu cửa hàng?

Giả sử họ có 100 cửa hàng mà chúng ta có đến 90 triệu dân thì việc gì phải ngại, các yếu tố khác như thu nhập, gu uống, khẩu vị... có phù hợp để người Việt Nam hưởng ứng.

Hơn nữa, cả thế giới cũng đã công nhận ly cà phê phin của Việt Nam là một văn hóa cà phê, cũng như người Ý, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ đều có cách uống cà phê theo văn hóa riêng của họ. Vậy tại sao chúng ta không bảo vệ, gìn giữ văn hóa này mà lại phải chạy theo, cổ xúy uống cà phê theo kiểu Tây?

* Thế còn việc Masan "tiếp sức" cho Vinacafé, chắc cũng tạo ra nhiều áp lực cạnh tranh cho Trung Nguyên?

- Tôi không hề bị áp lực về việc này, nhưng muốn gửi gắm một suy nghĩ: Các thương hiệu lớn khi vào thị trường trong nước phải tạo ra giá trị, làm gia tăng thêm giá trị cho ngành chứ không phải chỉ để triệt tiêu, thâu tóm các thương hiệu khác nhằm độc tôn, mang lợi về cho riêng mình.

Tiềm lực cà phê Việt Nam có thể đem về cho đất nước khoảng 20 tỷ USD, vì vậy, những người tham gia thị trường phải cùng nhau tạo ra giá trị này, các "ông lớn" có sức mạnh thì càng phải có trách nhiệm tương xứng.

Trong kinh doanh, cạnh tranh là tất yếu, có cạnh tranh thì mới có phát triển, các doanh nghiệp trong nước không nên cạnh tranh theo kiểu triệt hạ nhau, mà hãy tập trung sức mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu ở châu Á, Asean thì tốt hơn.

* Thực tế cho thấy, khi hợp tác với Masan, Vinacafé đã có nhiều lợi thế, chẳng hạn về kênh phân phối, trước đây chỉ có 45.000 điểm, bây giờ đã lên đến 180.000 điểm.

- Nếu ai xem cà phê là loại thực phẩm đơn thuần chỉ để uống thì đây là lợi thế, nhưng tôi lại cho đó là suy nghĩ hạ thấp giá trị của cà phê. Bởi cà phê không phải là ngành tiêu dùng nhanh, hệ thống phân phối không thể đi cùng xì dầu, nước mắm, mì gói... và cũng không phải là sản phẩm vào nhà bếp, mà là một sản phẩm thanh tao, mang tính văn hóa, thậm chí là triết lý sống. Vì vậy, nếu xét ở góc độ này thì không thể cho đó là lợi thế.

* Một trong những thế mạnh của Trung Nguyên là hệ thống chuỗi cửa hàng cà phê, tuy nhiên, gần đây, có ý kiến cho rằng chất lượng của các cửa hàng này không đồng đều?

- Hệ thống cửa hàng cà phê của Trung Nguyên không phải không đồng đều mà do hiện nay chúng tôi có nhiều cấp cửa hàng khác nhau, đó là chuỗi cửa hàng của Trung Nguyên quản lý và các cửa hàng bán sản phẩm và treo biển của Trung Nguyên.

Thời gian qua, nhờ mở rộng hệ thống cửa hàng mà hình ảnh Trung Nguyên đã được nhận biết tốt và được đánh giá cao. Tuy nhiên, do việc truyền thông không rõ ràng nên gây sự lẫn lộn cho khách hàng.

Sắp tới, chúng tôi cũng sẽ thông tin cho khách hàng rõ nơi nào là hệ thống cửa hàng của Trung Nguyên, nơi nào là bán sản phẩm để tránh sự lẫn lộn này.
* Các tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện chiến lược toàn cầu tại Việt Nam, theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam muốn thắng đối thủ thì phải làm thế nào?

- Muốn thắng đối thủ, các doanh nghiệp phải có sự kết hợp của ba yếu tố: Một là nỗ lực và có chiến lược đặc sắc, hai là phải có sự hậu thuẫn của Chính phủ và ba là sự thức tỉnh, ủng hộ của người tiêu dùng. Nếu doanh nghiệp Việt có sản phẩm tốt, dịch vụ tốt, giá cả phải chăng thì phải ưu tiên lựa chọn trong nước. Tuy nhiên, với chính sách hiện nay của Chính phủ không có hậu thuẫn dài hạn cho doanh nghiệp trong nước thì rất khó có doanh nghiệp nào đủ khả năng cạnh tranh với nước ngoài.

Chẳng hạn, trong cuộc cạnh tranh giữa Trung Nguyên và Nestlé, về mặt tiềm lực họ hơn chúng tôi xa lắm, thương hiệu của họ toàn cầu, người tiêu dùng ngưỡng vọng, nguồn lực tài chính, hệ thống tổ chức, con người của họ... đều mạnh, lãi suất ngân hàng của họ cũng thấp, chỉ 1 - 2%, vậy mà chính sách đầu tư của họ lại được ưu đãi hơn doanh nghiệp trong nước.

Có nghĩa là họ đã mạnh lại được hỗ trợ cho mạnh thêm, còn chúng tôi chỉ trông đợi vào sự sáng tạo và xoay xở của chính mình. Khi khó khăn, có mấy doanh nghiệp làm được điều đó.

Thực tế, một số thương hiệu hóa mỹ phẩm, nước giải khát hiện nay tuy bên ngoài mang tên Việt nhưng trong ruột thì hầu hết đã bị thâu tóm.

* Trung Nguyên đã chuẩn bị gì cho cuộc đối đầu để chiến thắng đối thủ, thưa ông?

- Năm 2012, mức tăng trưởng của Trung Nguyên đạt hơn 50%. Năm nay, Trung Nguyên tập trung vào hai chiến lược: thứ nhất, coi Asean như là thị trường nội địa, dịch chuyển điều hành sang Singapore để tận dụng tất cả nguồn lực từ đầu vào đến con người; thứ hai là chinh phục nước Mỹ.

Tuy nhiên, với mục tiêu chiến lược là thúc đẩy ngành cà phê quốc gia và xây dựng thánh địa cà phê toàn cầu ở Buôn Ma Thuột, thống trị thị trường trong nước, gia tăng thị phần, mở rộng đầu người uống cà phê và chinh phục thế giới..., chúng tôi còn rất nhiều chuyện phải làm, phải tư duy và đầu tư.

Chẳng hạn, cách đây 15 năm, nói đến Trung Nguyên ai cũng biết Trung Nguyên làm cà phê nhưng ít ai hiểu chúng tôi làm như thế nào. Vì vậy, chúng tôi đã phải tính toán, cấu trúc lại mô hình, cơ cấu lại hệ thống phân phối, mở thêm danh mục sản phẩm.

Và để "thắng" các "ông lớn", chúng tôi còn phải nghiên cứu để có bí quyết riêng và công thức sản phẩm khác biệt.

Cũng may, Trung Nguyên là người đi sau nên có cơ hội sở hữu các công nghệ hàng đầu thế giới, như công nghệ rang của Đức, công nghệ đóng gói tốt nhất châu Âu...

Về mặt sản phẩm, chúng tôi cũng đạt tới yêu cầu nguyên liệu tốt nhất thế giới và đó cũng là lợi điểm để chúng tôi tự tin cạnh tranh, chơi cùng sân với các thương hiệu lớn nước ngoài.

* Ông có thể chia sẻ một số chính sách hỗ trợ cho cà phê ở các nước mà ông tâm đắc?

- Ví dụ khi nói đến nước Đức, người ta cho rằng thế mạnh của họ là bia, nhưng thực tế bia lại đứng hàng thứ hai sau cà phê. Điều đáng ngạc nhiên là tuy không trồng cà phê nhưng Đức lại tuyên bố là quốc gia cà phê và làm rất thành công.
Sở dĩ họ làm được điều này, vì chính sách của họ đối với cà phê rất tốt, họ mua cà phê từ các nước về trữ, thuế đầu vào, đầu ra tính rất kỹ, bảo hộ luôn cho ngành cà phê của Đức nên các nước mang cà phê vào Đức thì khó nhưng khi bán ra nước ngoài thì giá của họ lại tốt nhất.

* Nhiều người cho rằng, những dự án, ý tưởng tư duy cho chiến lược cà phê mà ông đưa ra đều "đao to búa lớn" và "không tưởng", thậm chí có ý tưởng thất bại như G7 Mart, ông nghĩ thế nào về ý kiến này?

- Tôi đã đi nhiều nước tìm hiểu, trao đổi với nhiều chủ tịch hiệp hội cà phê các nước và thế giới nên tôi có tư duy, chiến lược và tầm nhìn về cà phê rộng, tuy nhiên, việc tổ chức thực thi vẫn cần sự hậu thuẫn từ nhiều phía.

Thực tế, những gì tôi tuyên ngôn cho cà phê thì đã làm hết, những ý tưởng chưa thực hiện được thì sẽ tiếp tục và đến chết tôi cũng không bỏ.

Còn việc ai đó nói không tưởng là do biện chứng của họ là biện chứng trình tự, mà tư duy về mặt chiến lược đâu phải vậy, anh phải nhìn ở nhiều góc cạnh, nhiều trục khác nhau rồi tổng hợp thì mới đưa ra được chiến lược.

Hơn nữa, một ý tưởng lớn muốn thực hiện được còn phải có một đội ngũ thực thi chứ không phải cá thể, nhất là nguồn nhân lực cấp cao, nhưng hiện nay, nguồn lực này lại đang thiếu trầm trọng cả về số lượng và chất lượng; đó là thiếu động lực lớn, sự gắn kết, kỷ luật..., những tiêu chuẩn đảm bảo cho một cuộc chơi lớn.

Cũng vì thiếu nhân lực mà một số cá nhân được đẩy lên một cách vô lý, không đúng giá trị thật của họ và tạo ra sự ngộ nhận làm ảnh hưởng đến sự dung nạp cách làm mới, tư tưởng mới.

Riêng G7 Mart là nỗi niềm lớn của tôi. Trước khi đưa ra ý tưởng để thực hiện, tôi xem "đây là biên giới quốc gia, nếu chúng ta không nắm cái này thì sắp tới nước ngoài sẽ vào và quyết định hết tất cả”.

Và tôi sẽ làm theo cách của tôi, tập hợp lực lượng để tạo nên nó. Vấn đề chính là ở chỗ đó chứ không phải chuyện tôi lao vào kinh doanh kiếm tiền ở mô hình này.

* Thời gian qua, có một số dư luận không tốt về sản phẩm cà phê của Trung Nguyên, cảm giác của ông khi phải đón nhận những thông tin này như thế nào, ông có cảm thấy mệt mỏi không?

- Tôi không mệt mỏi và cũng không ngại ảnh hưởng về doanh số, nhưng rất buồn phiền khi nghe họ nói sản phẩm cà phê của tôi thế này, thế khác.

Đã mười mấy năm qua, cà phê Trung Nguyên đâu chỉ bán trong nước, đã xuất khẩu sang nhiều nước, mà hàng rào xuất khẩu của các nước này không đơn giản thì làm sao có những thứ chất như "tin đồn".

Hơn nữa, Trung Nguyên đã tồn tại mười mấy năm, nếu sản phẩm thế này, thế kia thì người tiêu dùng đã thấy rồi. Kinh doanh trong thời buổi cạnh tranh gay gắt, kinh tế khó khăn đã là ngột ngạt lắm rồi, nay lại phải đối đầu với những kiểu cạnh tranh không lành mạnh, nhưng may là năng lượng của tôi rất mạnh, tôi luôn biết cách vượt qua những gì không đáng quan tâm và chưa bao giờ biết mệt mỏi vì thương trường.

* Thường xuyên tham gia các buổi tọa đàm, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm với lớp doanh nhân trẻ, ông có nhận xét gì về đội ngũ doanh nhân trẻ?

- Thế hệ doanh nhân sau chúng tôi có điểm tích cực là được đào tạo, học hành bài bản, nhưng điều tôi lo ngại là đa số đều khởi nghiệp vì lợi ích cá nhân, thiếu hoài bão chung và tinh thần chiến đấu cũng không cao. Đặc biệt, trong con người doanh nhân thì con người văn hóa rất ít mà chỉ kinh doanh thuần túy.
Mà nếu kinh doanh thuần túy họ sẽ làm giàu bằng mọi giá. Điều này đang tràn lan, đang đi xuống chung với hệ thống giá trị hiện nay xã hội đang vướng phải. Nếu kỳ vọng đội ngũ doanh nhân này là trụ cột, là lực lượng chính thì thế hệ sau họ phải có lý tưởng và biết hướng đến lợi ích chung.

* Xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện này.