Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Những ngành thích hợp nhất để khởi nghiệp trong năm



1.Bánh kẹo

Ngay cả trong thời kỳ suy thoái, bánh kẹo là một trong những xa xỉ phẩm mà nhiều người vẫn có thể bỏ tiền ra mua. "Sô cô la một loại thực phẩm kỳ diệu", Dan Johnson, chủ sở hữu của Choco-Logo ở Buffalo, New York, đã có ​​doanh số bán lẻ tăng 30 phần trăm kể từ năm ngoái cho biết. Ngành công nghiệp bánh kẹo tăng trưởng 3,7 phần trăm trong thời gian 52 tuần tính đến ngày 19 tháng 4, theo Hiệp hội bánh kẹo quốc gia, trong khi rất nhiều ngành công nghiệp khác không tăng trưởng hoặc suy thoái. Các chuyên gia nói rằng trong lịch sử bánh kẹo là một trong những ngành công nghiệp chống suy thoái kinh tế nhất và nhiều thương hiệu lớn ngày nay, bao gồm cả Snickers, Tootsie Pops, 3 Musketeers , tất cả ra đời trong những ngày đen tối nhất của cuộc Đại suy thoái, giữa năm 1930 và năm 1932.

2.iPhone Apps

Mùa hè năm ngoái Apple ra mắt App Store đã tạo ra một ngành công nghiệp hoàn toàn mới và rất hứa hẹn. Doanh thu của các ứng dụng trong tháng đầu tiên đạt kỷ lục 30 triệu USD, khiến Steve Jobs dự đoán rằng thị trường sẽ là 1 tỷ USD một ngày. Đến nay, công ty đã sản xuất hơn 30.000 ứng dụng, từ trò chơi như Tap Tap Revenge đến apartment-hunting giúp cho việc tìm kiếm tên của một bài hát. Cho đến nay Apple đã xử lý hơn một tỷ lượt tải về. Thuận theo xu hướng này, các công ty đầu tư mạo hiểm như Kleiner Perkins đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất ứng dụng, Sand Hill Road đã dành 100 triệu USD cho thị trường.

3.Công nghệ chăm sóc sức khỏe

Thách thức trong việc số hóa hồ sơ y tế, các chương trình chẩn đoán điện tử và kết nối trực tuyến đến bệnh viện cho các công ty trẻ một cơ hội để xâm nhập thị trường. Dự luật kích thích kinh tế liên bang cam kết 19 tỷ USD để phát triển một hệ thống theo dõi sức khỏe. Dự đoán việc làm trong lĩnh vực này ​​sẽ tăng 18% từ nay đến năm 2016, theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động.

4.Rượu bia và nước giải khát

Ngay cả khi người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu của họ về đồ uống có cồn cao cấp, lượng tiêu thụ rượu tại các điểm giá thấp vẫn tăng đáng kể trong năm qua. Kết quả là, lợi nhuận bán sỉ bia, rượu vang, rượu đã tăng 18 phần trăm và doanh thu đã tăng 5 phần trăm trong năm qua, theo Sageworks. Hiệp Hội Chưng Cất Rượu ước tính kim ngạch xuất khẩu của rượu chưng cất Mỹ tăng 8 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 1,1 tỷ USD, do nhu cầu mạnh mẽ cho các loại whisky Mỹ.

5.Dịch vụ phần mềm

Mặc dù chi tiêu phần mềm dự kiến ​​sẽ tăng chỉ 5 phần trăm đến năm 2013, dịch vụ được dự báo sẽ tăng gần 20 phần trăm mỗi năm so với cùng kỳ, theo Gartner, một công ty nghiên cứu thị trường. Ngành công nghiệp này dự kiến ​​sẽ đạt mức doanh thu 8 tỷ USD  vào cuối năm nay $ 16 tỷ USD vào cuối năm 2013.

6.Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Có lẽ ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ những người già là ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Một sự thay thế ngày càng phổ biến cho các nhà dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình có xu hướng cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân với chi phí thấp hơn trong khi vẫn có thể ở lại trong nhà của họ. Việc làm trong ngành công nghiệp này dự kiến ​​sẽ tăng 4,5 phần trăm mỗi năm cho đến năm 2016, đứng thứ ba về tỉ lệ tăng trưởng theo Cục Thống kê Lao động. Ngành công nghiệp này đã sản sinh ra hàng chục nghề đầy hứa hẹn, bao gồm cả các công ty chuyên về các chương trình giúp luyện tập trí não.Tổng doanh thu cho các công ty trong thị trường này đạt mức $ 265 triệu USD trong năm 2008, tăng 100 triệu USD so với năm 2005, theo công ty nghiên cứu thị trường SharpBrains. Công ty này ước tính Tổng doanh thu được dự kiến ​​sẽ đạt 2 tỷ USD vào năm 2015.


7.Sản phẩm và dịch vụ yoga


Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, có phải chúng ta sống hướng nội tâm hơn? Có lẽ vậy. Người Mỹ đã chi $ 5,7 tỉ USD cho các dịch vụ yoga, thiết bị và quần áo trong năm 2008 - tăng 87 % so năm 2004, theo một nghiên cứu của tạp chí Yoga. Gần 14 triệu người Mỹ nói rằng một bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa đã khuyến nghị họ tập yoga. Một cơ hội đầy hứa hẹn đã mở ra : thiết kế quần áo cho người tập yoga

8.Các khóa học kỹ thuật và thương mại

Với con số thất nghiệp lên đến 8,9 phần trăm, không có gì ngạc nhiên khi các trường kỹ thuật thương mại đang trải qua một sự đột biến trong kinh doanh. Doanh thu tại các trường này đã tăng trung bình gần 8 phần trăm trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng năm, theo Sageworks, một công ty phân tích tài chính. Trong khi hàng ngàn người Mỹ đang cố gắng tìm một công việc, thì những người khác quyết định chuyển đổi nghề nghiệpnhận thức rằng các ngành công nghiệp trước đây của họ có thể đã hết thời


9.Đồ ăn nhanh


Năm nay có thể là tồi tệ nhất cho ngành công nghiệp dịch vụ thực phẩm, nhưng phân khúc
đồ ăn nhanh mới nổi vẫn tiếp tục tỏ ra cực kỳ hứa hẹn. Doanh thu của 100 chuỗi nhà hàng ăn nhanh hàng đầu thế giới tăng gần 11 phần trăm trong năm 2008, lên mức $ 16,7 tỉ USD, theo Technomic, một công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghiệp thực phẩm có trụ sở tại Chicago. Panera Bread dẫn đầu phân khúc với doanh thu  $ 2,6 tỉ USD trong năm 2008, chiếm 16% tăng trưởng toàn ngành, trong khi Chipotle Mexican Grill đạt 1,3 tỷ USD doanh thu, chiếm 21%. Đối với những người không có đủ vốn để mở một nhà hàng, các chuyên gia ngành công nghiệp thực phẩm chỉ ra một xu hướng phát triển mới : bán đồ ăn dạo với những loại thực phẩm như tacos, bánh quế, và thậm chí cả thịt nướng Hàn Quốc.

10.Xây dựng xanh


Ngành công nghiệp xây dựng có thể
đang trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng các công ty xây dựng đô thị xanh đang mất ổn xu hướng. Thị trường các công trình đô thị xanh dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi từ 49 tỷ USD hiện nay lên khoảng 140 tỷ $ vào năm 2013, theo một báo cáo của McGraw-Hill. Nhận thức của người tiêu dùng về những lợi ích lâu dài sự bền vững ngày càng tăng, cùng với sự chú trọng đến môi trường của các chính phủ, sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp có chiến lược thân thiện môi trường giá cả phải chăng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

11.Dịch vụ tư vấn


Xét v mức độ tăng trưởng trong tạo việc làm thì ngành phát triển nhanh nhất tư vấn kinh doanh, lực lượng lao động của nó được dự kiến ​​sẽ tăng 5,9 phần trăm trong năm 2016. Xu hướng sa thải nhân viên của các công ty đã tạo ra một làn sóng của các chuyên gia đang cố gắng thử sức trong lĩnh vực tư vấn. Trong khi sự cạnh tranh trong mảng này là rất khốc liệt thì các rào cản gia nhập là tương đối thấp. Đặc biệt là trong tình trạng hiện nay: các chuyên gia tư vấn có thể giúp các công ty tiết kiệm tiền, giảm thiểu thiệt hại tài chính, làm kiểm soát quan hệ công chúng một cách hiệu quả

12.Dịch vụ giáo dục


Ngành
dịch vụ giáo dục-đào tạo đã chuẩn bị trong nhiều năm với 650 triệu USD phân bổ cho trong dự luật kích thích kinh tế liên bang mới được thông qua chỉ nên tập trung tái cơ cấu hệ thống trường học công. Các công ty như Promethean USA, eInstruction, Luidia đã lợi dụng nhu cầu ngày càng tăng, chiếm được thị phần khá lớn trong ngành công nghiệp giáo dục tương tác. Sau đó có Schoolwires, một công ty ở State College, Pennsylvania, đã thiết kế một hệ thống quản lý nội dung dành riêng cho các trường hoc công. Các doanh nghiệp trong ngành có kế hoạch tăng trưởng lực lượng lao động thêm 60% trong năm nay. Don Knezek, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Quốc tế về Công nghệ trong giáo dục, cho biết khi nói đến công nghệ trong lớp học, Mỹ vẫn là một "thị trường mới nổi."

13.Nhân sự thời vụ


Vào thời điểm khi nhiều công ty đang giảm số lượng nhân viên của họ
thì có vẻ như mở công ty chuyên về nhân sự là rất nực cười. Nhưng một số doanh nghiệp, đặc biệt là những cơ sở chuyên cung cấp nhân viên cho các vị trí bán thời gian lại đang làm tốt. ,Theo một ước tính của chính phủ thì lĩnh vực lớn nhất trong mảng dịch vụ việc làm này- "sẽ tiếp tục dẫn đầu trong việc tạo ra công ăn việc làm cho cả nền kinh tế". Các doanh nghiệp với chiến lược tập trung mảng nhân sự đáp ứng linh hoạt này sẽ chiếm vị thế tốt và khả năng thành công cao.

14.Các dịch vụ chính phủ


Trong năm qua, dịch vụ chính phủ đã đạt được
vị thế dẫn đầu trong số các công ty tư nhân phát triển nhanh nhất trên danh sách 500/5000 doanh nghiệp. Từ năm 2007 đến năm 2008, tổng doanh thu cho các công ty trong nhóm này tăng gần gấp đôi, từ 678 triệu lên 1,2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình trong 4 năm cho các công ty trong danh sách năm 2008 đạt gần 1.300%. Gói phục hồi kinh tế trị giá 787 tỷ USD của Tổng thống Obama chắc chắn sẽ không gây trở ngại cho sự tăng trưởng đó. Theo admin của trang Recovery.gov, vào năm 2012, hai phần ba trong số khoảng 23 tỷ USD  đã được giải ngân cho từng tiểu bang nhằm đầu tư cơ sở hạ tầng địa phương, tạo cơ hội cho công ty khởi nghiệp tiếp cận các dự án có liên quan đến giao thông vận tải, công nghệ băng thông rộng, nước sạch.

15.Dịch vụ kế toán


Nó có thể không được coi là một ngành công nghiệp "sexy", nhưng các công ty nhỏ độc lập
cung cấp các giải pháp quản lý dòng tiền bằng cách kiếm soát chặt chẽ các khoản phải thu đang ngày càng phát triển - đặc biệt là trong thời điểm mà khách hàng sẽ làm bất cứ điều gì miễn sao tránh phải thanh toán các hóa đơn . Kế toán một chức năng mà các công ty thường thuê ngoài, đặc biệt là khi họ đang tìm cách cắt giảm chi phí trong thời buổi suy thoái, điều này vô hình chung đã mở ra cơ hội cho các công ty khởi nghiệp. Lợi ích mang lại có thể rất cao đối với các kế toàn viên nhận việc hoặc những doanh nghiệp tại gia. Theo số liệu gần đây từ Sageworks, các công ty kiểm toán tư nhân đã đạt ​​mức tăng trưởng 20,9 % lợi nhuận chỉ trong 12 tháng qua.
 

16.Dịch vụ sửa chữa


Những công ty cung cấp dịch vụ sửa chữa
bao gồm nhà cửa nội thất cho đến ngành công nghiệp ô tô, đang chứng kiến một sự gia tăng trong doanh thu nhiều người lựa chọn sửa chữa thay vì mua mới. Doanh số tăng 2,4 phần trăm tại các cửa hàng sửa chữa ô tô và 4,6 của sửa chữa điện, nước trong năm vừa qua, theo thống kê của Sageworks. Lĩnh vực hấp dẫn khác bao gồm sửa chữa giày dép hay đồ điện thậm chí còn tăng gấp đôi doanh thu kể từ khi bắt đầu suy thoái kinh tế. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp sửa chữa đó làcó thể mở tại nhà và duy trì dựa trên kỹ năng và mồ hôi công sức của người sáng lập.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Radio Coffee Đêm nhạc Acoustic thứ 4 - Quancafe.vn

Radio Coffee Đêm nhạc Acoustic thứ 4 - Quancafe.vn
Đêm nhạc acoustic với sự góp mặt của 3 chàng trai đến từ A-tunes band Cajoon Hoàng Hải Guitar Hoàng Quân Vocal Quang Tuấn
Tối thứ 4 hàng tuần tại Radio Coffee là đêm nhạc acoustic với sự góp mặt của A-tunes Band, một không khí vui vẻ và ấm cúng, thân thiện giữa các thành viên của band và khách hàng.
Hãy đến với chúng tôi để cũng thả mình trong không gian âm nhạc đặc biệt và thưởng thức những đồ uống tuyệt vời.
Địa chỉ : Radio Coffee Số 11, Tầng 2,3, phố Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội

6 câu hỏi cần trả lời trước khi khởi nghiệp

1. Bạn có tin rằng bạn đang có những gì cần thiết?

Bạn có tin rằng bạn có tất cả các kỹ năng, sức khỏe, tiền bạc, con người, và kiến ​​thức để khởi nghiệp?Một người sáng suốt sẽ cẩn thận xác định và đánh giá cácnguồn lực của họ trong việc theo đuổi mục tiêu rõ ràng : "kinh doanh hiệu quả" một đặc điểm mà nhiều học giả tin là điềm báo tốt nhất của sự thành công.
2. Bạn có thể làm cho người khác thất vọng ?

Một người sáng lập lúc đầu có thể an nhàn chèo thuyền trên một con sông, nhưng sau đó không lâu, anh ta có thể ngay lập tức đang ở trong cabin của một tuần dương hạm đối mặt với những cơn bão, trong khi  các nhà đầu tư, nhân viên trên tàu và gia đình của họ thì dang run rẩy trong khoang tàu. Rủi ro tài sản riêng của bạn gắn liền với rủi ro tài sản của những người tin vào bạn. "Những người này có thể không hoàn toàn hiểu được kinh doanh," J. Robert Baum, một giáo sư về kinh doanh tại trường Đại học Maryland cho biết. "Họ có thể không hiểu được mức độ rủi ro. Nhưng họ nghĩ rằng họ sẽ ổn thôi bởi vì bạn rất thông minh. Phá vỡ giấc mơ của họ có thể là một trải niệm đau đớn."
3. Bạn sẽ chống chọi với khó khăn như thế nào ?


Khi bạn mỉm cười, cả công ty mỉm cười với bạn. Cuốn sách "Nhà lãnh đạo lừng danh" viết: Đổi mới mình và liên kết với người khác thông qua chánh niệm, hy vọng, và lòng từ bi, Richard Boyatzis và Annie McKee giải thích rằng cảm xúc thuần túy mang tính lan truyền. Nhuệ khí của một đội quân phụ thuộc rất nhiều vào ý chí người làm tướng. Do đó, những biểu hiện tiêu cực của người lãnh đạo có thể dễ dàng truyền sang cả công ty.
Vì một số người có hơi quá tin tưởng vào khả năng phục hồi của họ, Mayer đã đưa ra một bài test - hỏi những người biết rõ bạn về cách mà bạn vượt qua khó khăn
4. Bạn có thực sự là một nhà phát minh, chứ không phải là một doanh nhân?
Nuôi một đứa trẻ nói chung thách thức hơn việc sinh ra nó, điều này cũng đúng với các sản phẩm mới. Một số người nhầm lẫn cho rằng phát minh là phần khó nhất trong quá trình. "Rất nhiều lần, các nhà phát mình kiểu như vậy đã dành quá nhiều thời gian cho các bằng sáng chế tạo ra các bản prototype," Mike Drummond, tổng biên tập đồng sở hữu của sáng chế Digest nói. "Họ nghĩ rằng chỉ cần làm như vậy sẽ mở ra một con đường thênh thang đến với cả thế giới. Riêng tôi cho rằng phát triển sản phẩm một môn thể thao mang tính đồng đội. Nhà phát mình không có được điều đó nhưng doanh nhân thì có"
5. Bạn có thể chấp nhận rằng công ty của bạn sẽ có thể vượt mặt bạn?

Một số doanh nhân thích khoe khoang rằng họ không cần phải có chiến lược rút lui, bởi vì họ sẽ đi đâu hết. Nhưng tại một thời điểm nào đó, doanh nghiệp của bạn có thể cần bạn ít hơn bạn cần nó. Điều đó đặc biệt đúng tại các công ty tăng trưởng nhanh, mà tại đó các doanh nghiệp có thể không có đủ thời gian gia tăng sự cần thiết của lãnh đạo và kỹ năng kinh doanh. Mayer đã thấy rất nhiều những người sáng lập mang về nào là Tổng Giám Đốc hay giám đốc điều hành cấp cao từ bên ngoài, chỉ để phá hoại công ty. "Người sáng lập làm điều đó bằng cách không cho các giám đốc các thông tin cần thiết", Mayer nói. "Họ tự ràng buộc với các nhà quản lý một cách bất hợp lý trong một chuỗi các ý kiến chỉ đạo. Họ còn có thể gây rối trong các cuộc họp."
6. Khi bạn nhìn vào gương, một doanh nhân đang nhìn bạn?

Nếu như vậy, nếu đó là lý do bạn khởi nghiệp, hãy cẩn thận. Nhiều đặc điểm - kiên trì, sáng tạo, và khả năng chịu rủi ro - thường được gán cho các doanh nghiệp. Nhưng kể cả khi đã có những đặc điểm đó rồi cũng không cải thiện được tỷ lệ thành công của bạn. "Nghiên cứu đặc điểm cá nhân của các doanh nhân chỉ ra rằng những đặc điểm chỉ giải thích khoảng 5 phần trăm đến 10 phần trăm" sự khác biệt giữa những người có ý tưởng khởi nghiệp những người còn lại theo Baum. "Những đặc điểm cá nhân trên được cho là ít quan trọng hơn so với xu hướng của thời đại, nền kinh tế, và những thay đổi trong nền kinh tế.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Quán cafe - 11 bước để mở một cửa hàng nhượng quyền

Quán cafe - 11 bước để mở một cửa hàng nhượng quyền

Mo  cua hang nhuong quyen TV copy 29307Có hàng ngàn công ty nhượng quyền trải rộng trên nhiều lĩnh vực. Làm cách nào bạn biết được công ty nào phù hợp với mình? Infographic sau đây có thể giúp bạn chọn được một thương hiệu hợp lý đảm bảo cho sự thành công.
Bước 1. Đánh giá bản thân
Đánh giá bản thân là một bước rất quan trọng, bạn phải tự đo lường mong đợi của mình. Bạn phải trả lời được câu hỏi bạn vì sao bạn không tự thành lập doanh nghiệm của mình, vì sao bạn mua một cơ hội kinh doanh nhượng quyền thương mại.
Nếu bạn luôn muốn tự sáng tạo và độc lập, thì nhượng quyền thương mại không phải là một kế hoạch khả thi.
Nếu bạn muốn đứng chung dưới ngọn cờ của một doanh nghiệp thành công, tận dụng mọi lợi thế của họ để tăng cơ hội thành công của chính mình, thì bạn có thể tìm hiểu bước tiếp theo để mở một cở sở kinh doanh nhượng quyền.
Bước 2. Chọn lựa thương hiệu
Để có đầy đủ thông tin nhưng không bị quá tải, không nên chọn nhiều hơn 2 ngành và không quá 3 đến 4 công ty cho mỗi ngành để đánh giá.
Khi ra quyết định, đừng hạn chế lựa chọn chỉ vì những ý nghĩ của mình hay tác động của người khác mà không có nền tảng thực tế, kiểu như: "Tôi không biết gì về ...", "Đó là một công việc kinh doanh khó", "Khó mà tìm được nhân sự trong công việc kinh doanh đó", "Công việc kinh doanh đó không làm ra tiền", "Nó sẽ tốn kém rất nhiều thì giờ"...
Thêm nữa, đừng hạn chế lựa chọn bằng việc "đóng khung" trong quan điểm chỉ tìm một công ty nhượng quyền địa phương hay một công ty là đối tác nhượng quyền độc quyền của công ty nước ngoài. Cả 2 loại công ty đều có những ưu và khuyết điểm riêng, hãy dũng cảm khám phá.
Bước 3. Tìm hiểu về công ty nhượng quyền
Trong cuộc đối thoại đầu tiên với đại diện người nhượng quyền, bạn nên giữ một tinh thần cởi mở, lắng nghe và thu thập những thông sau:
Thông tin về ngành và vai trò đặc biệt của công ty đó trong ngành này.
Nắm được các khái niệm thuộc ngành này.
Nắm được những gì bạn phải làm để thành công trong công việc kinh doanh này.
Xác định thiện cảm với văn hóa của tổ chức.
Nắm được các giá trị của tổ chức.
Xác định môi trường cạnh tranh và định vị giá trị của công ty nhượng quyền.
Tìm hiểu sự trợ giúp và đào tạo cho người nhận nhượng quyền.
Trong khi lắng nghe, hãy đánh giá:
Bên nhượng quyền có kiến thức tốt về ngành hay không?
Bên nhượng quyền có thể chỉ ra rõ ràng lợi thế cạnh tranh của họ trên thị trường hay không?
Bên nhượng quyền có thể diễn đạt được cho bạn biết những gì bạn cần làm trong cương vị người nhận nhượng quyền để thành công trong công việc kinh doanh hay không?
Người đại diện có đam mê và hào hứng về công ty và công việc kinh doanh này hay không?
Bước 4. Khám phá và trải nghiệm
Nếu như bạn biết các địa điểm nhượng quyền trong phạm vi gần, hãy đến thăm với tư cách một khách hàng. Trải nghiệm môi trường, dịch vụ và các sản phẩm, ghi chú những điều mà bạn thích và những điều mà bạn không thích... Chúng sẽ đóng góp vai trò quan trọng khi bạn đến gần hơn thời điểm quyết định.
Bước 5. Tìm hiểu kinh nghiệm người khác
Đừng chấp nhận cuộc nói chuyện với những người nhận nhượng quyền do các nhà nhượng quyền sắp xếp tại một thời điểm được định trước hoặc với hướng dẫn hợp lý.
Hãy nói chuyện với:
2 đến 4 người nhận nhượng quyền thành công để hiểu được kinh nghiệm của họ và quan trọng hơn là điều gì làm nên thành công của họ;
1 đến 2 người nhận nhượng quyền đang gặp khó khăn, để hiểu họ đang không thực hiện được điều gì (luôn nhớ rằng họ có thể không thừa nhận rằng họ đang không làm theo hệ thống được mô tả bởi người nhượng quyền)
Bước 6. Chọn địa điểm
Chọn địa điểm là khâu rất quan trọng cho bất cứ một kế hoạch kinh doanh bán lẻ nào. Bạn phải chọn địa điểm vừa thuận lợi vừa phù hợp với khả năng tài chính trong kế hoạch kinh danh của mình. Cần thảo luận với người ngượng quyền để biết được chiến lược địa điểm của họ trong tương lai để tránh những cạnh tranh không cần thiết với người nhận nhượng quyền khác.
Bước 7. Thảo luận với công ty nhượng quyền
Hãy so sánh tất cả các thông tin thu được với hồ sơ hay kế hoạch mà bạn hoạch định cho thương hiệu mà bạn dự tính chọn lựa, và thảo luận với doanh nghiệp này. Các yếu tố chính cần thảo luận:
Các yếu tố cá nhân
Các yếu tố kinh doanh
Các yếu tố tài chính
Sự phù hợp về mặt tổ chức
Đây là thời điểm để bạn so sánh các cơ hội kinh doanh mà bạn đã lựa chọn với hồ sơ mà bạn đã tạo. Có thể không có công ty nào phù hợp 100% với hồ sơ của bạn, chỉ cần bạn phù hợp được 70% với công ty đó và bạn không nhượng bộ ở những yếu tố đặc biệt quan trọng với bạn.
Bước 8. Đánh giá cảm xúc
Qua toàn bộ quá trình đánh giá, những cảm xúc của bạn dường như sẽ trên một đường ray phân chia giữa sự hào hứng và lo lắng cho công ty mới. Tuy những cảm xúc này là tự nhiên nhưng nó có thể dẫn đến F.E.A.R hay Hội chứng chứng cứ sai bóp méo sự thật (False Evidence Appearing Real).
Đây là khi bạn khuếch đại những điểm yếu nhỏ nhặt và làm giảm đi các điểm mạnh của chính mình. Không may là nhiều lúc điều này dẫn đến tình trạng tê liệt và sự quyết đoán để có hành động tiến về phía trước với việc bắt đầu công việc kinh doanh.
Cuối cùng, đừng để FEAR cản bước bạn tiến vào công việc kinh doanh. Hãy lùi lại một chút để nhắc nhở chính bạn tại sao bạn quyết định tham gia việc kinh doanh ngay từ ban đầu.
Bước 9. Ký hợp đồng
Hợp đồng thường một chiều với hướng có lợi cho công ty nhượng quyền. Điều tốt nhất là bạn cần sự tư vấn của chuyên gia về lĩnh vực này để hiểu rõ và thương lượng.
Những điều chính yếu về hợp đồng nhượng quyền mà bạn phải chú ý:
Khu vực được nhượng quyền
Phí nhượng quyền ban đầu
Phí nhượng quyền hàng tháng
Các điều khoản chấm dứt hợp đồng
Bước 10. Tuyển dụng và tham gia đào tạo
Sau khi đã ký hợp đồng nhượng quyền là lúc bạn chính thức cam kết với chủ thương hiệu. Bạn cũng cần tuyển dụng những nhân viên ban đầu và cam kết với sự ngiệp kinh doanh của mình. Bạn và đội ngũ nhân sự của mình cần thma gia khoá huấn luyện của công ty nhượng quyền. Đây là giai đoạn rất quan trọng để bắt đầu cơ sơ kinh doanh thành công
Bước 11. Mở cửa hàng
Bạn bắt đầu hành trình của mình. Nhượng quyền luôn là phương pháp khởi nghiệp ít rủi ro nhất, nhưng bạn phải cam kết tâm, trí và thời gian cho kinh doanh ít nhất hai năm đầu tiên.
Theo Vân Anh

Quán cafe - Làm thế nào để phục vụ tốt các khách hàng khó tính?

Quán cafe - Làm thế nào để phục vụ tốt các khách hàng khó tính?

Khi nói đến dịch vụ khách hàng trong kinh doanh, người ta hiểu đó là việc bạn thường xuyên phải tiếp xúc, phục vụ nhiều loại khách hàng khác nhau, bao gồm cả việc phải đối mặt với những khách hàng khó tính, khó nết, hay cáu kỉnh, giận dữ và thậm chí là thô lỗ.

Khả năng giao tiếp xuất sắc cũng như cách giải quyết vấn đề ổn thỏa, hiệu quả của bạn trong cách hành xử với những khách hàng loại này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty.

Dưới đây là Quy trình 5 bước giúp bạn đối phó với những khách hàng khó tính nhất.

Phần lớn các bộ phận dịch vụ khách hàng tại các công ty đều phải đương đầu với những tình huống khách hàng tỏ ra cáu kỉnh, bực tức. Những tình huống này có thể bao gồm:

+ Một khách hàng tỏ ra tức giận về chất lượng hay việc giao nhận sản phẩm/dịch vụ.
+ Một sản phẩm được gửi trả lại hay một tuyên bố chấm dứt sử dụng dịch vụ.
+ Những thông tin không chính xác được chuyển tới cho khách hàng.
+ Một khách hàng có thái độ tiêu cực với công ty bạn bởi những trải nghiệm của họ trong quá khứ.
+ Xung đột hay sự đối chất gay gắt.
+ Những khách hàng cáu giận.
+ Giải thích về một thủ tục hay chính sách của công ty.
+ Ngăn chặn một yêu cầu được nói chuyện trực tiếp với nhà quản lý từ phía khách hàng.

Mục tiêu cuối cùng trong những tình huống khó khăn này là nhằm đưa ra một giải pháp hiệu quả nhất. Chúng ta đều muốn khách hàng rời khỏi công ty với cảm giác họ đã được lắng nghe, được chăm sóc và được đánh giá cao. Những suy nghĩ và nhìn nhận hướng tới khách hàng sẽ có tác động khá lớn đến việc đạt được các mục tiêu này. Cùng với trọng tâm hướng đến khách hàng, có một công cụ vô giá giúp bạn đương đầu với những tình huống khó khăn trong dịch vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, đó là Quy trình 5 bước (Five-Step Process):
Quy trình 5 bước:

Bạn đã từng bao giờ là một khách hàng cáu kỉnh, gọi điện cho nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của bạn để thông báo một vấn đề nghiêm trọng? Nếu bạn nhận được một câu trả lời thoã mãn cùng một cảm giác mình đã được lắng nghe, được chăm sóc chu đáo, và được đánh giá đúng trong suốt thời gian giao dịch, liệu bạn có quan tâm đến việc sẽ tiếp tục mua sắm sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp đó trong tương lai không? Chắc chắn là có. Quy trình 5 bước sẽ giúp chúng ta tạo ra cho các khách hàng một cảm giác thoải mái như vậy. Ngoại trừ việc hướng đến một giải pháp hiệu quả nhất, mục tiêu của Quy trình 5 bước là để lại trong khách hàng một cảm giác được lắng nghe, được chăm sóc tốt và được đánh giá cao. Dưới đây là những bước cụ thể của Quy trình 5 bước.

Bước 1 – Hoạch định chiến lược: Bạn sẽ hoạch định một chiến lược như thế nào?

+ Xây dựng và phát triển một mục tiêu cho hoạt động giao tiếp trong công ty. Bạn muốn những kết quả sau cùng như thế nào? (giữ chân các khách hàng, giải quyết một vấn đề nào,…).
+ Nhận ra những giới hạn và khả năng của bạn: Bạn có thể làm được hay cung cấp những gì cho các khách hàng của bạn? Bạn không thể làm được những gì cho khách hàng bởi chính sách, quy định của công ty hay các lý do kinh doanh khác?
+ Chuẩn bị sẵn sàng bằng việc nhận ra những vấn đề chung và các giải pháp thành công.Chiến lược dịch vụ khách hàng của bạn nên hướng tới một giải pháp có thể giúp ích hiệu quả nhất cho cả công ty bạn và khách hàng. Nếu bạn thành công, bạn sẽ níu giữ được khách hàng, vượt mọi mong đợi của khách hàng, và đưa ra cho khách hàng một cảm giác thoả mãn để họ sẽ tiếp tục gắn kết với công ty bạn trong tương lai

Bưới 2 – Thể hiện sự cảm kích

Thể hiện sự cảm kích luôn vô cùng quan trọng nhằm xử lý êm đẹp các tình huống khó khăn trong dịch vụ khách hàng. Bạn hãy sử dụng các câu giao tiếp kiểu như "Tôi hiểu quý vị cảm nhận như thế nào", "Tôi hiểu", "Tôi xin lỗi", "Tôi rất lấy làm tiếc", "Tôi có thể hiểu cách mà quý vị cảm nhận" để các khách hàng cảm thấy họ được lắng nghe và chúng ta đang tôn trọng họ. Thật hữu ích nếu chúng ta chủ động tiến lên bằng việc giúp đỡ khách hàng giải toả sự cáu giận và đặt bản thân chúng ta vào cương vị của khách hàng.

Bước 3 – Làm rõ vấn đề

Đôi khi chúng ta mắc sai lầm trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh bởi vì chúng ta dựa trên những gì bản thân suy nghĩ và nhận xét lời nói của khách hàng. Bước thứ ba này của Quy trình 5 bước sẽ cho phép chúng ta làm rõ các thông tin, qua đó hiểu được những mối quan tâm thực sự của khách hàng. Bạn có thể làm rõ vấn đề theo một số cách thức như:

+ "Những gì tôi nghe và hiểu được từ phía anh là … không biết có đúng vậy không?"
+ "Anh có thể nói thêm cho tôi về việc …..?"
+ "Tôi có thể giúp anh như thế nào….?"
+ "Anh mong đợi mọi chuyện sẽ như thế nào…?". Việc làm rõ vấn đề sẽ đưa chúng ta tới một giải pháp thích hợp theo một cách thức hiệu quả hơn.

Bước 4 – Đưa ra một cách thức giải quyết vấn đề

Bước thứ tư là đưa ra một giải pháp. Việc đưa ra cũng như giới thiệu một giải pháp không phải là một thách thức khó khăn nếu bạn thực hiện chuẩn xác cả ba bước trên. Khi chúng ta đưa ra một giải pháp, chúng ta mong muốn giải thích một cách cụ thể chúng ta sẽ làm những gì cho khách hàng. Chúng ta cũng có thể đưa ra một số giải pháp khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Chú ý rằng: Như những gì đã thảo luận tại Bước 1: Hoạch định chiến lược, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ những giới hạn cũng như khả năng của bạn - bạn có thể làm được những gì và không thể làm được những gì cho các khách hàng.

Bước 5 – Kiểm tra

Việc kiểm tra chính là cơ hội của chúng ta nhằm đảm bảo rằng khách hàng đã hoàn toàn thoả mãn và cảm thấy vui vẻ với giải pháp đã được đưa ra. Bạn có thể kiểm tra lại theo một số cách thức như:

+ "Việc đó nghe như thế nào?"
+ "Anh nghĩ gì về việc này?"
+ "Anh có đồng ý với tôi?"
+ "Việc đó có ý nghĩa với anh không?"
+ "Việc đó có đúng với những gì anh yêu cầu không?"
+ "Việc đó có khiến anh cảm thấy thoải mái không?"

Ứng dụng Quy trình 5 bước

Ví dụ dưới đây sẽ minh họa cho phương pháp hướng tới khách hàng thông qua Quy trình 5 bước.

Bước 1: Hoạch định chiến lược: Chiến lược của chúng ta là nhằm giữ chân các khách hàng bất cứ lúc nào có thể. Chúng ta muốn đưa ra cho khách hàng những cảm giác thoải mái nhất trong khi vẫn cân bằng giữa lợi ích kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Không ai muốn đánh mất các khách hàng hiện đang có cả.Tình huống được đưa ra là một khách hàng gọi điện than phiền về chất lượng sản phẩm mà anh ta mới mua cách đó không lâu:

Bước 2: Thể hiện sự cảm kích: "Tôi xin lỗi về việc sản phẩm đã không có được chất lượng nhưng anh mong đợi. Tôi hiểu sự thất vọng của anh. Tôi hoàn toàn có thể giúp anh" .

Bước 3: Làm rõ vấn đề: "Để chúng tôi có thể cải thiện chất lượng sản phẩm – và giúp tôi có thể phục vụ anh tốt hơn, liêu tôi có thể hỏi anh rằng bộ phận cụ thể nào có chất lượng tồi được không?".

Bước 4: Đưa ra một giải pháp: "Chúng tôi sẽ rất sẵn lòng đổi cho anh một sản phẩm tương tự khác với chất lượng tốt hơn".

Bước 5: Kiểm tra lại: "Anh có bằng lòng với giải pháp đó không?"

Tuỳ thuộc vào các phản ứng từ phía khách hàng, chúng ta có thể phải thực sự lặp đi lặp lại nhiều lần cả 5 bước trên theo tuần tự từng bước một trong quá trình giao tiếp với một khách hàng. Bằng việc giảm bớt sự xung đột và cởi mở trong đối thoại với khách hàng, quy trình 5 bước sẽ giúp bạn tránh khỏi rơi vào những cuộc cãi vã không hiệu quả. Nó cũng sẽ trợ giúp bạn rất nhiều trong việc tạo ra cho khách hàng những cảm giác và trải nghiệm thoải mái nhất khi giao dịch mua bán với công ty bạn.

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Roma cafe cappuchino "Một góc Italia giữa lòng Tp" - Quancafe.vn

Roma cafe cappuchino "Một góc Italia giữa lòng Tp" - Quancafe.vn

Mang đến sự trải nghiệm về nước Ý xa xôi nhưng thật gần gũi trong âm nhạc, hội họa, các công trình kiến trúc hùng vĩ....Hãy lưu giữ cho mình những góc chụp hình xinh xắn nhất chỉ có tại Roma cafe. Hân hạnh được đón tiếp!

Địa chỉ duy nhất

11, đường Khương Hữu Dụng, phường tân thạnh, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam, Việt Nam

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Quán cafe - Vọng tưởng và thực tế trong khởi nghiệp

Quán cafe - Vọng tưởng và thực tế trong khởi nghiệp
Khởi nghiệp, làm ông chủ là ước mơ của mọi người. Nhưng rất ít ai biết được bí quyết thành công nằm ở suy nghĩ và thái độ của chính mình khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp.  khi bắt tay thực hiện ước mơ, người khởi nghiệp có rất nhiều vọng tưởng, đa số là những mong ước sự thành công dễ dàng và hưởng thụ sớm...
Khởi nghiệp là một hành trình gian khổ nhưng rất vinh quang, bạn phải chuẩn bị rất nhiều chi tiết, làm việc rất gian khổ và đôi lúc rất cô đơn...
Sau đây là thống kê thực tế những vọng tưởng và thực tế của một quá trình khởi nghiệp.

Quán cafe - Bí quyết pha cà phê nguyên chất ngon

Quán cafe - Bí quyết pha cà phê nguyên chất ngon
Trong ẩm thực, bất kỳ một món ăn hay thức uống nào mà ngon đều phải có những cách chế biến rất đặc trưng. Việc pha một ly cà phê ngon cũng không ngoại lệ. Theo kinh nghiệm của mình. Để có một ly cà phê ngon, dưới đây là một trong vài cách pha cà phê nguyên chất ngon nhất:

1. Nguyên liệu và vật dụng cần pha:
a.  Cà phê nguyên chất (PURIO là một thương hiệu cà phê nguyên chất mà bạn không thể không quan tâm).

b.  Phin pha cà phê phin nhôm là tốt nhất, nên chọn thương hiệu Vinalu,  Saigon vì nguyên liệu nhôm dày, lỗ đục đều, phân bố hợp lý…).

c.  Ấm đun nước sôi

d.  Nước được lấy từ nước máy (không sử dụng các loại nước đóng chai)
2. Cho bột cà phê nguyên chất vào phin, lượng cà phê bằng 5/10 phin hoặc 6/10 phin.
3. Lắc nhẹ cho cà bột bằng mặt rồi dùng nấp gài ấn nhẹ cho cà phê dẽ lại (nhớ là ấn nhẹ, ấn mạnh sẽ bị nghẹt, ấn nhẹ quá café sẽ chảy nhanh và lượng café ra không đậm đặc). Sau đó lấy nấp gài ra. Bạn có thể không cần rót nước sôi lên miếng nắp gài kim loại, mà hãy chế nhẹ nhàng, trực tiếp nước sôi  vào bột cafe.
4. Đung nước sôi 95-100 độ C, nếu là ấm điện, ngay khi ngắt điện là châm café ngay. Cách châm nước: rưới đều vòng tròn 1 cách thật nhẹ nhàng (cách rưới nước cũng ảnh hưởng tới chất lượng café đấy nhe các bạn).
5. Mức nước cỡ nào thì dừng lại ?
Buối sáng hoặc chiều cần uống đậm
đặc hơn, nên rót ít nước
Buối chiều hoặc tối cần uống đậm
vừa nên cho nước nhiều hơn tí
6.2
Đậy nấp lại và chờ, bột cà phê nguyên chất cần có một quá trình hút và thẩm thấu nước sôi để nở bung lên và sau đó lại tiết nước cà phê ra, nên ban đầu nước cà phê  chưa nhỏ giọt ngay xuống phin, sau 2 phút cà phê sẽ chảy giọt lien tục xuống ly.
6. Cuối cùng là cho đường, sữa hoặc đá tùy thích. Về thưởng thức cà phê, xin xem thêm cách thưởng thức cà phê nguyên sành điệu.
buoc 6.3
MẸO:

1.    Cà phê nguyên chất uống nước 2 (hay còn gọị là nước dão) vẫn rất chi là ngon và bổ dưỡng cũng không kém đâu nha. Sau khi bạn pha café nước nhất xong, tiếp tục cho nước sôi lên và châm lần 2, lần này châm đầy phin luôn. Khi uống, bỏ ít đường và thật nhiều đá, quậy đều và chờ 4 phút mới uống. Lúc đó nước mới thật lạnh và uống từng ngụm bự (như uống trà đá) bạn mới phát hiện cái sướng của nó.

2.    Pha café sữa: tỉ lệ sữa là 3-4/10, còn café là 6-7/10. Sữa phải được cho vào lý trước rồi mới để phin cafe lên. Nước nóng giúp chín sữa và khi pha thì cafe và sữa mới hòa quyện vào nhau. Nhớ là: Pha cafe sữa thì không được cho đường vào.

Hi vọng, qua kinh ngiệm, các bạn cũng đóng góp nhiều cách pha ngon để dân ghiền cà phê như chúng ta có dịp trãi nghiệm những giờ phút thật thú vị bên ly cà phê thơm ngon, hương vị đỉnh cao.